amp-auto-ads

KIM CƯƠNG, KIẾN THỨC CƠ BẢN VÀ CÁCH NHẬN BIẾT THẬT GIẢ - Diamond basic knowledge and how to recognize real and fake



 KIM CƯƠNG, KIẾN THỨC CƠ BẢN VÀ CÁCH NHẬN BIẾT THẬT GIẢ - Diamond basic knowledge and how to recognize real and fake 

Click on the language selection for an enjoyable experience

1.     1. Giới thiệu về kim cương - Diamond





Nội dung
Thông số
Tên gọi
Kim cương (diamond)
Nguồn gốc:
Magma (liên quan tới các ống nổ kimberlit và lamproit) sa khoáng
Những nơi phân bố chính:
Australia, Brazil, Trung Quốc, Nam Phi, Nga, Ấn Độ
Màu sắc:
Trắng trong (không màu), Hồng, Xanh lục, Vàng.
Thành phần
Carbon (C)
Hệ tinh thể
Lập phương
Độ trong suốt
Trong suốt
Dạng quen
Chủ yếu là hình 8 mặt, ngoài ra có khối lập phương, hình 12 mặt
Độ cứng Mohs
10

Tỷ trọng
3,50-3,53
Cát khai
Hoàn toàn (theo các mặt của hình 8 mặt)
Vết vỡ
Vỏ sò đến không đều
Biến loại (màu sắc)
Không màu, vàng nâu, đôi khi lục, lơ, hồng, đen.
Màu vết vạch
Trắng
Ánh
Kim cương (ánh lửa)
Đa sắc
Không
Chiết suất
2,417-2,419
Lưỡng chiết và dấu quang
Không
Biến thiên chiết suất
Cao (0,044)
Phát quang
Rất khác nhau:
- Loại không màu và vàng: chủ yếu màu lơ
- Loại nâu và phớt lục: thường màu lục
Phổ hấp thụ
Không màu và màu vàng: 478, 465, 451, 435, 423, 415, 401, 390.
Màu nâu và phớt lục: (537), 504, (498).
Tổng hợp và xử lý
Các nhà sản xuất kim cương tổng hợp: General Electric, De Beers, Sumimoto…
Các phương pháp xử lý: chiếu xạ, hàn khe nứt, khoan laser, GE…
Nguồn gốc:
Magma (liên quan tới các ống nổ kimberlit và lamproit) sa khoáng

Một số màu sắc chủ yếu của Kim cương


Kim cương màu Trắng trong suốt là chủ yếu

Kim cương màu vàng cam hoặc vàng nhạt rất hiếm

Kim cương màu Xanh hiếm

Kim cương màu hồng hiếm

2. Những yếu tố tạo nên một viên Kim cương hoàn hảo

a. Hình dạng viên kim cương - Diamond Shape


   Từ viên kim cương thô được phát hiện cho đến viên kim cương hoàn mỹ đính trên món trang sức là cả một quá trình chế tác dày công tỉ mỉ. Hình dạng của viên kim cương quyết định rất nhiều đến việc thể hiện độ trong và khả năng phản quang của nó. Có 10 hình dạng phổ biến sau:
·           Hình tròn (Round): Đây là hình dạng phổ biến nhất vì nó cho phép khả năng khúc xạ ánh sáng cao nhất thông qua 58 mặt cắt nhỏ.
·            Hình vuông góc nhọn (Princess): Đây là hình dạng duy nhất không có góc bo tròn của một viên kim cương và thường được dùng trong nhẫn đính hôn. Màu sắc có thể mờ dần từ trung tâm ra góc.
·         Hình chữ nhật vạt góc (Radiant): Hình dạng này giống với Princess nhưng các góc được vạt ngang chứ không để nhọn.
·         Hình chữ nhật xếp tầng (Emerald): Cấu trúc xếp tầng khiến cho viên kim cương ít phản quang hơn, nhưng bù lại, nó thể hiện độ tinh khiết rõ ràng hơn, vì vậy hãy chọn một viên kim cương càng ít tạp chất càng tốt.
·         Hình vuông xếp tầng (Asscher): Có cấu trúc tương tự với Emerald nhưng là hình vuông, một viên kim cương Asscher đạt chuẩn sẽ có tâm hình vuông khi ta nhìn xuyên qua mặt cắt.
·         Hình hạt thóc (Marquise): Hình dạng này có thể tối đa hóa trọng lượng carats của viên kim cương và tạo cảm giác thon dài cho ngón tay đeo nhẫn.
·         Hình bầu dục (Oval): Hình dạng này cũng tối ưu hóa khả năng phản quang như hình tròn, nhưng tạo cảm giác viên kim cương lớn hơn và ngón tay trông thon dài hơn.
·         Hình giọt lệ/trái lê (Perl): Đặc trưng của hình dạng này là nhọn ở đỉnh và tròn ở đáy giống như giọt nước. Đây là sự kết hợp của hình Round và Marquise, tạo cảm giác thon dài cho ngón tay.
·         Hình trái tim (Heart): Đây có lẽ là hình dạng lãng mạn mà các cô gái rất thích. Viên kim cương hình trái tim phải có hai nửa đều nhau, khe sắc nét và cánh hơi tròn.
·         Hình nhữ nhật bo góc (Cushion): Hình dạng này gần giống “cái gối” với các góc được bo tròn, tạo cảm giác bề mặt rộng và phản chiếu ánh sáng dày.

b. Trọng lượng viên kim cương - Carat



   Giá trị của kim cương thường tăng theo cấp số nhân dựa trên trọng lượng
   Carat là đơn vị đo trọng lượng của một viên kim cương. Một đơn vị “carat” tương ứng với 200 miligam. Nếu mọi yếu tố khác là giống nhau, giá của kim cương tăng lên cùng với trọng lượng viên, viên kim cương lớn hơn thì có độ hiếm hơn và được yêu thích nhiều hơn. Tuy nhiên,hai viên kim cương trọng lượng carat tương đương có thế giá trị rất khác nhau tùy thuộc vào ba yếu tố khác của 4C: độ tinh khiết, màu sắc và giác cắt.

c. Màu sắc viên kim cương - Color 

  Những viên kim cương không màu cực kỳ hiếm
  Màu tự nhiên của kim cương thường là màu trắng (không màu). Tuy nhiên, những viên kim cương không màu lại cực kỳ hiếm vì chúng có xu hướng tự biểu lộ màu vàng hoặc vàng nhạt, màu này tạo nên cảm giác viên kim cương bị đục và kém tinh khiết. Chính vì thế mà trong bảng phân màu của GIA (Viện Đá quý Hoa Kỳ), màu sắc của kim cương được phân theo cấp độ bảng chữ cái từ D-Z, trong đó D là trắng nhất (không màu, hiếm nhất, đắt nhất) và Z là vàng nhất (kém giá trị nhất).
   Những viên kim cương không thuộc bảng màu D-Z được gọi là kim cương có màu khác thường (Fancy Color). Trong khi những vệt màu vàng nhạt làm giảm giá trị của kim cương thì màu sắc khác thường lại tạo nên giá trị cực kỳ cao vì chúng vô cùng hiếm. Kim cương màu chỉ hình thành ở một số khu vực có các yếu tố địa chất nhất định, hiếm nhất là màu hồng và xanh dương rồi đến xanh lá cây và vàng.
d. Độ tinh khiết - Clarity


Viên kim cương có càng ít khiếm khuyết thì giá trị càng cao
   Độ tinh khiết (trong suốt) của viên kim cương là thước đo về số lượng và kích thước của các khiếm khuyết nhỏ trong kim cương như tạp chất, vết bẩn, bọt bong bóng… Phần lớn các khiếm khuyết này ở mức hiển vi và không ảnh hưởng rõ rệt đến vẻ đẹp của kim cương, chỉ các chuyên gia và nhà nghiên cứu mới quan tâm đến yếu tố này, chủ yếu để xác định giá trị của viên kim cương. Viên kim cương có càng ít khiếm khuyết thì giá trị càng cao.
Các thông số đo độ trong suốt bao gồm:
- Flawless (FL), Internally Flawless (IF): Hoàn mỹ, hầu như không có khiếm khuyết. Đây là loại rất hiếm.
- Very Very Slightly Included (VVS1, VVS2): Rất sáng, rất khó để nhìn thấy khiếm khuyết dưới độ phóng đại 10x.
- Very Slightly Included (VS1, VS2): Khá sáng, nhưng vẫn có thể nhìn thấy tạp chất bằng mắt thường.
- Slightly Included (SI1, SI2): Có thể nhìn thấy tạp chất bằng mắt thường.
- Included (I1, I2, I3): Đây là chất lượng kém nhất của viên kim cương, khá nhiều khiếm khuyết và có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

e. Giác cắt của viên kim cương - Diamond Cut


Cắt mài là một yếu tố thuộc về con người, nhưng nó quyết định rất lớn đến giá trị của viên kim cương.
   Cắt mài là một yếu tố thuộc về con người, nhưng nó quyết định rất lớn đến giá trị của viên kim cương. Một viên kim cương thô trông không khác gì một viên pha lê, chỉ khi được cắt mài chúng mới trở nên lấp lánh nhờ khả năng phản chiếu ánh sáng. Đây cũng là yếu tố tạo nên những hình dạng đặc thù đã nêu ở trên.
Khi được cắt với tỷ lệ thích hợp, ánh sáng được khúc xạ và phản xạ hoàn toàn ra bề mặt, khiến cho viên kim cương sáng hơn, lấp lánh hơn. Nếu cắt quá nông thì ánh sáng thoát ra khỏi đáy còn cắt quá sâu thì ánh sáng thoát ra mặt bên.
    Thang chia giác cắt của GIA được xếp hạng từ EXCELLENT đến POOR. GIA cung cấp thang cắt chất lượng cho kim cương viên tròn tiêu chuẩn được GIA xếp hạng màu từ D đên Z.
     Vẻ đẹp của kim cương đã được đánh bóng là sự kết hợp của nhiều yếu tố và ánh sáng: Mức độ toả sáng trên bề mặt, mức độ hấp thu ánh sáng và cách thức ánh sáng quay trở lại mắt nhìn. Kết quả này chịu sự chi phối của 3 yêu tố: Brightness (độ rực rỡ), Fire (ánh lửa), Scintillation (sự tán sắc).

f. Giấy chứng nhận



Giấy chứng nhận là yếu tố quan trọng giúp bạn xác định nguồn gốc và giá trị của viên kim cương.
    Đây là yếu tố quan trọng giúp bạn xác định nguồn gốc và giá trị của viên kim cương. Dựa vào giấy chứng nhận này, bạn sẽ biết được các thông số của viên kim cương như kích thước, trọng lượng, màu sắc, độ trong, độ bóng, mức độ đối xứng v.v… Giấy chứng nhận kim cương thường được cấp bởi Gemological Institute of America (GIA) và American Gem Society Laboratories (AGSL), đây là hai phòng thí nghiệm uy tín nhất trong ngành công nghiệp kim cương. Kim cương có giấy chứng nhận tất nhiên sẽ có giá cao hơn những viên không rõ nguồn gốc.

3. Cách nhận biết kim cương thật và Kim cương giả.


- Thị trường nữ trang kim cương và đa phần các loại đá quý khác như Rubi, Saphine, Spninel… ở Việt Nam xuất hiện nhiều loại đá tổng hợp và những loại đá này có sức hút nhất định khi được gắn mác “kim cương nhân tạo”. Dưới đây là một số lưu ý cho các bạn khi chọn mua Kim cương.
- Kim cương giả chủ yếu trên thị trường là đá thủy tinh nhân tạo thấp cấp được cắt gọt theo các kiểu cắt giát phổ biến của Kim cương dưới các thương hiệu như Cubic Ziconia (CZ), Swarovski…đỡ hơn là dùng Thạch anh trắng, Ngọc bích trắng, tobal hay Saphine trắng để lừa gạt là kim cương,  trường hợp tinh vi cao cấp khó nhận biết hơn là thủ đoạt lấy đá Moissanite để lừa gạt đây cũng là một loại rất đá quý có các đặc kính vật lý giống y kim cương đến 90% chỉ có các chuyên gia thẩm định mới phát hiện được.
    Để phân biệt kim cương thật và giả một cách chính xác nhất đương nhiên phải nhờ đến các chuyên gia hoàn kim thẩm định. Mặc dù vậy, bạn vẫn có thể kiểm tra đơn giản tại nhà trước bằng 5 phương pháp sau đây.

 Phương phát nhận biết Kim cương thật hay giả bằng mắt thường.

1. Bạn căn cứ vào chất liệu kim loại đi cùng với viên kim cương.

   

   Một viên kim cương giá trị chắc chắn sẽ không thể nào được đính trên kim loại rẻ tiền. Thông thường, kim cương thường được đính kèm cùng vàng, vàng trắng hoặc bạch kim. Những kim loại này khi được chế tác thành trang sức đều được khắc ký hiệu phân biệt rất rõ ràng như 14K, 18K, 585, 750, 900, 950, PT hoặc Palt.

2. Quan sát sự phản chiếu. 

    

   Một viên kim cương thật thường ánh lên những bóng màu xám riêng lẻ. Hãy nhìn thẳng xuống từ đỉnh của viên kim cương. Nếu bạn thấy phản chiếu cầu vồng, rất có thể đó là kim cương kém chất lượng hoặc giả.

·         Thêm vào đó hãy kiểm tra độ lấp lánh. Kim cương thật sẽ lấp lánh một cách rực rỡ hơn nhiều so với mẩu thủy tinh hay thạch anh có cùng kích cỡ. Bạn có thể muốn mang một mẩu thủy tinh hay thạch anh theo để tham khảo.
·         Đừng nhầm lẫn giữa lấp lánh và phản chiếu. Lấp lánh là về độ sáng chói hay mức độ ánh sáng khúc xạ bởi mặt cắt của viên đá. Còn phản chiếu là về màu sắc của ánh sáng mà viên đá khúc xạ. Vì thế hãy tìm kiếm ánh sáng “rực rỡ” chứ không phải ánh sáng nhiều màu sắc.
·          Có một loại đá còn lấp lánh hơn cả kim cương: đá moisanite hay còn gọi là kim cương moissanite. Loại đá quý này giống kim cương đến nỗi những chuyên gia phải mất khá nhiều thời gian mới phân biệt được. Để phân loại mà không cần dụng cụ đặc biệt, hãy cầm viên đá lên đặt sát mắt bạn. Rọi ánh đèn pin của cây bút máy xuyên qua viên đá. Nếu bạn thấy ánh lên màu cầu vồng, đó là dấu hiệu của sự phản chiếu gấp đôi. Đây là đặc tính của đá moissanite mà kim cương không có.

3. Phân biệt kim cương thật – giả bằng nước

   
 Cách thứ ba giúp bạn phân biệt kim cương thật – giả đơn giản khác là sử dụng nước. Vì mật độ phân tử của kim cương thật khá lớn nên kim cương thật sẽ nhanh chìm xuống đáy. Còn các loại đá giả kim cương khác, mật độ phân tử không cao nên thường sẽ nổi hoặc lơ lửng trong nước chứ không chìm xuống đáy.

4. Phân biệt kim cương thật – giả bằng bằng hà hơi kiểm tra độ giữ nhiệt

    
   Làm "thí nghiệm sương mù”: Hà hơi vào trang sức kim cương giống như cách làm "mờ sương" gương trong phòng tắm. Viên kim cương giả sẽ bị mờ trên bề mặt trong một quãng thời gian ngắn, còn kim cương thật do không giữ nhiệt nên không bị mờ.

5. Kiểm tra đường chuyền của ánh sáng qua kim cương


   Kiểm tra bằng đọc chữ: đặt viên kim cương lên một tờ báo, nếu bạn có thể đọc xuyên qua và những chữ cái bị xiên do hiệu ứng ánh sáng nhưng vẫn rõ nét thì đó là kim cương giả. Kim cương thật có những cấu trúc phức tạp mà không dễ dàng để cho ánh sáng truyền qua hoàn toàn, nó sẽ khiến cho ảnh truyền đi bị mờ hơn.

6. Giác cắt hay cách cắt và trọng lượng: 


   Giác cắt: Kim cương rất cứng đạt 10/10 điểm thang độ cứng Mohs, nhờ đó mà có độ bóng rất cao. Khi kiểm tra giác cắt có vẻ mỏng hơn thực tế, nguyên nhân là do kim cương có độ triết xuất cao, những chất giả không có cảm quan thu ngắn đến mức độ rõ rệt như thế. Khi quan sát qua kính lúp đường tiếp giáp giữa hai giáp cắt của kim cương rất sắc sảo, sắc cạnh, kim cương giả có đường tiếp giáp mờ, không sắc cạnh, bị cong hay bo tròn.
- Khối lượng: Về hình thức, đá Cubic Zicornia - CZ trong giống như kim cương, nhưng thật sự nó là vật liệu có trọng lượng riêng lớn hơn, đá CZ nặng hơn gần 1,7 lần so với 1 viên kim cương có cùng thể tích. Bạn có thể so sánh viên đá với 1 viên kim cương thật cùng kích thước bằng 2 lòng bàn tay, bạn sẽ nhận được sư khác nhau về trọng lượng này. Viên nào nặng hơn sẽ là đá CZ.

7. Yêu cầu kiểm tra kết hợp máy thử kim cương. 


    Bất kỳ cửa hàng bán đá quý nào cũng trang bị máy móc đặc biệt này (giá khoảng 700-800K). Đây là máy đo “độ dẫn nhiệt” để xác định độ cứng của đá quý trên thang Mohs ( kim cương đạt 10/10 điểm thang độ cứng Mohs ) kim của máy chạy đến hết vạch đỏ và kêu tít tít. Phương pháp này rất hiệu quả với các loại đá giả nhưng để đối phó với đá giả là moissanite hoặc Saphine trắng thì kết quả khó phát hiện bởi 2 loại đá này có thang điểm là 9/10 tương đương kim cương, vì vậy rất khó nhận biết khi người đo cố tình nhấn mạnh bút thử, lúc đó sẽ có vạch là 10/10.

8. Yêu cầu người bán hàng trưng Giấy giám định của trung tâm giám định đá quý:


    Kim cương là một đồ trang sức rất đắt tiền, vì vậy thường khi mua hoặc bán để tạo độ tin cậy nhất viên kim cương phải có Giấy giám định chất lượng sản phẩm đi kèm. Khi mua bạn sẽ yêu cầu trưng cầu ra giấy giám định chứng minh từ người bán, có thì độ tin cậy cao hơn còn không có thì tỷ lệ giả là khá cao. 

9. Mua đá Kim cương thật ở đâu ? Where to buy real Diamond stone ?

  Kim cương, Ruby, Sapphire cùng Emerald là dòng đá quý, ngoài giá trị về độ quý hiếm, nó còn món trang sức thể hiện sự đẳng cấp, độ sành của người sử dụng. Với trữ lượng ngày càng hiếm, nó có xu thế trở thành món tài sản quý mang tính tích trữ. Những người đã sử dụng các dòng đá này thì đa phần giới thượng lưu, họ đã nghiên cứu rất kỹ về nó trước khi xuống tiền mua. Tuy nhiên một số anh chị em mới bắt đầu sở thích tìm hiểu sưu tập nó thì cũng thật không dễ dàng gì để mua được viên đá như ý trong khi trên thị trường mạng thì rao bán nhan nhản, thật giả lẫn lộn. Thị trường giờ chủ yếu là sử dụng Kim cương nhân tạo, kim cương thật rất hiếm và đắt đỏ (Nổi tiếng về kim cương nhân tạo là Trung Quốc và Mỹ). Chính vì vậy nếu muốn mua một viên đá thật thì cách tốt nhất để đảm bảo cho giá trị đồng tiền mình bỏ ra tương xứng với giá trị nhận lại từ viên đá. Các bạn nên tìm đến các thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam như PNJ, Eropi... để mua, đó là các công ty rất lớn, ở đó họ có  bảo hành sản phẩm đàng hoàng, giấy khai sinh của viên đá, chế độ thu mua đổi trả và hậu mãi khá tốt.

* Bạn có thể tham khảo Mẫu mã và Giá cả tại cửa hàng của PNJ ---> Tại đây 

cũng có thể tham khảo thêm tại cửa hàng của Eroi ---> Tại đây

Chúc các bạn có một ngày thật vui vẻ và tràn đầy cảm giác Hạnh phúc !



                                                                                     Trích nguồn: LYgems'jewelry

 Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi ! Chúc bạn có một ngày an lành và gặp nhiều thuận lợi trong cuộc sống  Thanks for watching !

* Dịch vụ tư vấn sắp xếp hướng bàn làm việc, phòng giám đốc Chuẩn phong thuỷ ---> Tại đây

* Dịch vụ xem ngày khai trương cửa hàng, văn phòng công ty, an bàn thờ Thần Tài ---> Tại đây

😍 TÁC GIẢ SẼ RẤT VUI  nếu bạn ủng hộ nguồn kinh phí để duy trì Website bằng cách CLICK 👉 vào QUẢNG CÁO (advertisemment) bất kỳ nào hiện lên. Mỗi hành động nhỏ của quý bạn là nguồn động viên rất lớn lao cho tôi. Chân thành cảm ơn !

Bạn đã bao giờ thấy Một bộ Hồ sơ thiết kế Phong thuỷ nhà ở gia đình chưa? Nếu chưa thì ---> Xem tại đây

1. Bạn có thể trải nghiệm thêm các nội dung thú vị khác như:

- Xem thêm kiến thức về ĐÁ QUÝ..., THANG SỨC ĐÁ QUÝ ... tại đây

- Xem thêm các Mẫu thiết kế Nội thất: Phòng Khách, Phòng Ngủ, Bếp, Phòng thờ, Cầu thang, WC...

0976 92 98 96