Hiển thị các bài đăng có nhãn van-khan. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn van-khan. Hiển thị tất cả bài đăng

Tổ tiên là ai, văn hoá tín ngưỡng thờ tự của người Việt


  ❤ VĂN HOÁ TÍN NGƯỠNG THỜ TỰ CỦA NGƯỜI VIỆT NAM 

  Trong mỗi người dân Việt Nam, kể từ khi chúng ta chập chững biết đi đến khi bắt đầu nhận thức được mọi sự vật xung quang hầu như ai cũng đã từng thấy nhà mình có một cái bàn thờ, trên đấy bày biện rất nhiều thứ nào là hàng câu đối,ngai, lư, đèn, bát hương và ảnh…Chắc bạn đã từng hỏi bố mẹ rằng đây là cái gì và được trả lời chung chung rằng “Đây là bàn thờ tổ tiên con à”, là nơi thờ tự tưởng nhớ đến những người đã khuất. Vậy thực sự đi sâu vào vấn đề, hôm nay Phong thuỷ Huyền không sẽ dẫn dắt bạn đến đáp án chi tiết cho câu hỏi “Tổ tiên ông bà là ai ? Tín ngưỡng thờ tổ tiên này có từ bao giờ, xuất phát từ đâu ?...

Tổ tiên ông bà là ai, văn hoá tín ngưỡng thờ tự của người Việt Nam

Tổ tiên ông bà là ai, văn hoá tín ngưỡng thờ tự của người Việt Nam

1. Tổ tiên là ai ?

“Tổ tiên” là một từ ghép hán việt gồm 2 từ “Tổ” và “Tiên”, theo quan niệm của người Việt Nam: “Tổ” là những người cùng huyết thống, như cha, mẹ, ông, bà, cụ, kỵ gọi chung là Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ tỷ, bà cô, ông mãnh… là người đã trực tiếp hoặc gián tiếp sinh ra mình. Tổ cũng là những người có công tạo dựng nên cuộc sống hiện tại tại địa phương như: các vị “Thành hoàng làng”, những người có công bảo vệ làng xóm, quê hương, đất nước khỏi nạn ngoại xâm như “Trần Hưng Đạo” đã được phong thánh được tổ chức cúng, giỗ vào tháng 8 âm lịch hàng năm. Tổ trong tín ngưỡng của người Việt Nam còn là “Mẹ Âu Cơ”, còn là “Vua Hùng”, là người sinh ra các dân tộc trong đại gia đình dân tộc Việt Nam. “Tiên” là các chư vị thần thánh trong “Đạo giáo” như Hoàng thiên, hậu thổ,Táo quân,Diêm vương, Long thần, Ông địa, Thái tuế, nữ oai…(xuất phát từ thuyết “Tam thanh” truyền qua nước Việt từ xa xưa), “Phật giáo” như Phật tổ, Các vị Bồ tát…, “Công giáo” như Chúa, đức mẹ, các vị thánh, giáo hoàng... Tuỳ vào tín ngưỡng của gia đình hay tín ngưỡng của từng dân tộc hay đạo giáo mà họ theo.

2. Thế nào là tín ngưỡng ?

  Tín ngưỡng là hệ thống các niềm tin mà con người tin vào một điều gì đó hay một thuyết gì đó, để giải thích thế giới, để mang lại sự bình an cho cá nhân và cộng đồng. Tín ngưỡng đôi khi được nhiều người hiểu nhầm là tôn giáo, thực tế thì cũng có sự tương đồng nhưng về cơ bản thì có sự khác biệt đặc trưng. Điểm khác biệt giữa tín ngưỡng và tôn giáo ở chỗ, tín ngưỡng mang tính dân tộc nhiều hơn tôn giáo và tín ngưỡng có tổ chức không chặt chẽ như các tôn giáo. 

  Khi nói đến tín ngưỡng người ta thường nói đến tín ngưỡng của một dân tộc hay một số dân tộc có một số đặc điểm chung, còn tôn giáo thì không mang tính dân tộc. Tín ngưỡng không có một hệ thống điều hành, không bị ràng buộc bởi các bộ luật như tôn giáo, nếu có thì hệ thống đó cũng lẻ tẻ và rời rạc. Tín ngưỡng nếu phát triển đến một mức độ nào đó thì có thể thành tôn giáo.

3. Tín ngưỡng thờ tổ tiên ông bà, cơ sở hình thành và xuất phát từ đâu ?

  Cơ sở bắt đầu cho sự hình thành tín ngưỡng xuất phát từ 3 yếu tố chính gồm:

* Yếu tố về tâm linh: Là cơ sở quan trọng đầu tiên cho việc hình thành bất cứ tín ngưỡng nào cũng là quan niệm tâm linh của con người về thế giới. Người Việt xuất phát từ nhận thức “vạn vật hữu linh” – mọi vật đều có linh hồn, và bắt đầu từ giới tự nhiên xung quanh mình, và linh hồn trở thành đầu mối của tín ngưỡng. Từ quan niệm đó hình thành nên niềm tin về sự tồn tại của linh hồn và mối liên hệ giữa người đã chết và người sống (cùng chung huyết thống). Người đã chết bằng linh hồn trở về chứng kiến, theo dõi hành vi của con cháu, quở trách hoặc phù hộ cuộc sống của họ.

* Yếu tố về văn hoá nội tâm: Ngoài lí do tin vào linh hồn thì ý thức tôn trọng cội nguồn và đức tính hiếu thảo của người Việt cũng là cơ sở quan trọng hình thành nên tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Con cháu bày tỏ lòng biết ơn đối với các bậc sinh thành, lúc họ đã chết cũng như khi còn sống đồng thời cũng thể hiện trách nhiệm liên tục và lâu dài của con cháu đối với nhu cầu của tổ tiên. Trách nhiệm được biểu hiện không chỉ trong các hành vi sống (giữ gìn danh dự và tiếp tục truyền thống của gia đình, dòng họ, đất nước) mà còn ở trong các hành vi cúng tế cụ thể. Từ đó, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên dần được hình thành.

* Yếu tố về văn hoá du nhập và sự đồng hoá: Như chúng ta đã biết, lịch sử Việt nam trải qua bao thăng trầm bởi cả nghìn năm đô hộ của các chế độ phong kiến Trung Quốc, trăm năm bởi chế độ thực dân Pháp, ngoài ra còn có các nước như Nhật, Mỹ nữa. Với cảnh là nước chư hầu hay nô lệ thì để dễ dàng cho việc cai quản cũng như an lòng người dân, họ đã truyền đạo cho người Việt nhằm đồng hoá. Chính vì vậy văn hoá tâm linh của nước ta chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều dòng tôn giáo nhưng nổi bật vẫn là 3 dòng tôn giáo chính đó là: Nho giáo (Khổng tử), Đạo giáo (thuyết hình thành nên Vũ trụ) và Phật giáo.

Nho giáo: Họ cho rằng sự sống của con người không phải do tạo hóa sinh ra càng không phải do bản thân tự tạo ra mà nhờ cha mẹ, sự sống của cha mẹ lại gắn với ông bà và cứ như vậy thế hệ sau kế tiếp thế hệ trước, vì thế mà thế hệ sau phải biết ơn thế hệ trước. Cùng với tư tưởng tôn quân, quyền huynh thế phụ đã củng cố thêm tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở nước ta.

Đạo giáo: Nếu như Khổng giáo đặt nền tảng lý luận về đạo đức, về trật tự kỉ cương xã hội cho tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt thì Đạo giáo góp phần củng cố niềm tin vào sự tồn tại và năng lực siêu nhiên của linh hồn những người đã chết thông qua một số nghi lễ thờ cúng như: gọi hồn, bùa chú, ma chay, tang lễ, mồ mả và đốt vàng mã. Những đấng tối cao sinh ra trời đất, cai quản vạn vật trên thế gian trong đó có con người chúng ta.

Phật giáo: Phật giáo có ảnh hưởng rất lớn đến sự giữ gìn và phát triển tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam. Quan niệm của Phật giáo về cái chết, kiếp luân hồi và nghiệp báo. 

   Nói như vậy không có nghĩa là người Việt có sự sao chép y nguyên. Người Việt Nam quan niệm rằng cha mẹ tổ tiên luôn lo lắng, quan tâm  cho con cái ngay cả khi họ đã chết. Người sống chăm lo đến linh hồn người chết, vong hồn người chết sẽ phù hộ độ trì quan tâm đến sự sống của người đang sống. Khi mình sống tốt, mình quan tâm đến họ thì các đấng tối cao sẽ từ trên nhìn xuống soi xét và ban phát sức khoẻ và những điều may mắn cho họ.

4. Bản chất và thời điểm thờ cúng Tổ tiên

a) Bản chất của việc thờ cúng Tổ tiên.

 Với đạo lý uống nước nhớ nguồn nên thờ cúng tổ tiên thành cẩn là xuất phát từ lòng hiếu kính nhớ ân thâm nghĩa trọng, nó đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người Việt ngay từ lúc còn thơ bé. Vì vậy trong gia đình hình ảnh của những người đã khuất luôn luân hiện hữu và không xa rời đời sống của những thành viên trong gia đình và làng xã. Con người luôn luôn tồn tại hai phần đó là linh hồn và thể xác, thế giới hiện tại và thế giới siêu hình. Chết không phải là mất đi tất cả mà là một dạng chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác và tổ tiên cũng tồn tại ở một thế giới siêu hình mà con người không thể nhìn thấy được. Trong gia đình bàn thờ là nơi con cháu lưu giữ những hình ảnh thân thuộc nhất về những người đa khuất. Việc thờ cúng được lặp đi lặp lại như một công việc quen thuộc, khơi dậy trong con cháu muôn đời những kí ức về tổ tiên.

b) Thời điểm thờ cúng Tổ tiên.

  Đa phần người Việt (người Kinh là chủ yếu) thường thờ cúng Tổ tiên vào các ngày như: Tết, Giỗ, ngày Sóc và ngày Vọng hoặc bất cứ khi nào gia đình có việc gì cần khẩn cầu phù hộ như sinh con, đẻ cái, kết hôn, làm nhà, lập nghiệp, có trục trặc về sức khỏe…

Ngày Tết: Cũng như người Trung Hoa, người Việt rất coi trọng các ngày Tết cổ truyền như: Tết Nguyên đán, Tết Hàn thực, Tết Trung thu, Tết Trùng cửu, Tết Trùng thập…

Ngày Giỗ: Là ngày mất của người thân, người Việt coi trọng việc cúng giỗ vào ngày mất (còn gọi là kỵ nhật) thường được tính theo âm lịch (hay còn gọi là ngày ta). Họ tin rằng đó là ngày con người đi vào một thế giới siêu hình, đây là ngày con cháu tập trung hội tụ về thắp nén nhanh thơm tưởng nhớ đến họ, đây cũng là ngày đoàn tụ của các thành viên giúp họ kết nối, gắn kết mối quan hệ gia đình.

Ngày Sóc,Vọng: Ngày Sóc là ngày Mồng Một đầu tháng, ngày Vọng là ngày Rằm tức ngày 15 hàng tháng. Đây là những ngày đặc biệt là ngày họ xem là ngày “Thông khí” Trời Đất giao thoa với nhau, các đấng tối cao sẽ mở cửa cho các linh hồn đã khuất về với gia đình.

Tổng kết lại: Tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên là tín ngưỡng vô cùng tốt đẹp và là nét đặc trưng của người Á đông trong đó có người Việt chúng ta. Nó là niềm tin rằng người sống cũng như người chết, các đấng thần tiên đều có sự liên hệ mật thiết và hỗ trợ nhau. Con cháu thì thăm hỏi, khấn cáo chư vị Tôn thần, tiền nhân sinh thành dưỡng dục. Chư vị sẽ phù hộ độ trì cho gia đình sức khoẻ, bình an, hạnh phúc và gặp nhiều điều may mắn trong cuộc sống.

 Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi ! Chúc bạn có một ngày an lành và gặp nhiều thuận lợi trong cuộc sống  

Nếu các bạn còn hứng thú về chủ đề này thì tìm hiểu thêm một số nội dung có liên quan dưới đây:

- Cách sắp xếp bố trí bàn thờ Tổ tiên, ý nghĩa 3 bát hương, hình thức hành lễ và các văn khấn…

* Dịch vụ tư vấn sắp xếp hướng bàn làm việc, phòng giám đốc Chuẩn phong thuỷ

Online ---> Tại đây

* Dịch vụ xem ngày khai trương cửa hàng, văn phòng công ty, an bàn thờ Thần Tài

Online
 ---> Tại đây

* Dịch vụ xem ngày giờ động thổ, thượng lương, khánh thành Chuẩn phong thuỷ

Online
 ---> Tại đây

Lời cảm ơn trong tang lễ đám ma hay đầy ý nghĩa, đạo công giáo, đạo Phật,Facebook, Zalo


 

❤ Các lời cảm ơn trong tang lễ đám ma hay đầy ý nghĩa, đạo công giáo, đạo Phật, viết trong Facebook, Zalo 

   Thật buồn khi người thân thích của chúng ta phải ra đi về với cõi vĩnh hằng, lúc này đây tâm trạng của chúng ta rất nặng trĩu khó tránh khỏi lúng túng hay thiếu sót trong các câu từ khi đứng trước mọi người thay mặt gia đình nói lời cảm ơn gửi đến bạn bè thân hữu, bà con xa gần... trước giây phút tiễn đưa người thân về với tiên tổ.

   Tôi xin gửi tới quý bạn lời chia buồn !, cũng có vài gợi ý cho bạn 10 mẫu lời cảm ơn để bạn phát biểu trong tang lễ tiễn đưa, trong đó có cả mẫu dành cho những người theo đạo Phật, những người theo đạo Công giáo, lời cảm ơn tang lễ để bạn viết trên Facebook, Zalo... Bạn có thể ghi nhớ hoặc tải nó về chỉnh sửa lại và in ra để đọc. Lưu ý: Vì đây là mẫu viết chung chung nên tuỳ vào người thân của bạn đã mất là ai mà bạn sửa vào chỗ (.....) cho đúng với đại từ nhân xưng cũng như tên tuổi người mất để hợp với ngữ văn.

Tải Các mẫu lời cảm ơn sau tang lễ hay

Tải Các mẫu lời cảm ơn sau tang lễ hay

1. Tổng hợp 7 mẫu lời cảm ơn sau tang lễ hay và ý nghĩa nhất

Lời cảm ơn tang lễ - Mẫu 1

- Kính thưa quý đại biểu, các cơ quan đoàn thể có mặt tại tang lễ,

- Kính thưa các ông bà, các bác các cô chú, anh chị em bạn bè xóm giềng gần xa và thân bằng cố hữu của gia đình chúng tôi.

Mẹ, bà, cụ (ông, cha, cụ) của chúng tôi là cụ ..................................................., sinh năm ..............., do tuổi cao sức yếu, mặc dù đã được con, cháu, anh, em nội, ngoại và các y, bác sỹ tận tình chăm sóc, cứu chữa nhưng Cụ đã tạ thế vào ngày ...../...../.......... (tức ngày ...../...../.......... năm ............................ âm lịch) an táng vào ngày ...../...../.......... (tức ngày ...../...../.......... ............................ âm lịch) tại nghĩa trang quê nhà, làng .........................., xã ........................., huyện ........................., tỉnh ........................., hưởng thọ ........... tuổi.

Thay mặt gia đình, chúng tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc tới:

- Quý vị đại biểu, các cơ quan đoàn thể cùng gia đình thông gia, bà con láng giềng, họ hàng, bạn bè thân hữu gần xa đã đến viếng, gửi vòng hoa chia buồn và tiễn đưa mẹ, bà, cụ của chúng tôi về nơi an nghỉ cuối cùng.

- Xin cảm ơn Ban tang lễ Tổ dân phố số ........, phường ......................, quận ..................., thành phố Hà Nội; - Ban tang lễ thôn .................., xã ..................., huyện ......................., tỉnh ................................; Nhà tang lễ - - Bệnh viện ............................................................ đã tận tình giúp đỡ gia đình tổ chức lễ tang được chu toàn, trang trọng.

Trong lúc tang gia bối rối, có điều gì sơ suất, gia đình mong nhận được sự cảm thông và lượng thứ.

Xin trân trọng cảm ơn!

--------------------------------------------------------------------------------------------------------

Lời cảm ơn tang lễ - Mẫu 2

- Kính thưa quý đại biểu, các cơ quan đoàn thể có mặt tại tang lễ,

- Kính thưa các ông bà, các bác các cô chú, anh chị em bạn bè xóm giềng gần xa và thân bằng cố hữu của gia đình chúng tôi.

   Sau mấy năm chống chọi với bệnh tật hiểm ác, mẹ (…) và bà(….) chúng tôi đã ra đi. Đó là một sự thiếu hụt rất lớn, không gì bù đắp được trong đời sống tình cảm và về mọi phương diện của đại gia đình chúng tôi.

  Từ khi mẹ (…) chúng tôi lâm bệnh đến tận những phút cuối cùng và trong cả buổi tang lễ hôm nay, chúng tôi đã nhận được rất nhiều sự chia sẻ, giúp đỡ của các Cơ quan đoàn thể, các ông bà, các bác, các anh chị em bạn bè. Chúng tôi không biết nói gì hơn, là lòng cảm ơn chân thành của cả gia đình chúng tôi.

Thưa mẹ (…),

   Các thế hệ con cháu chúng con tuy ở nhiều phương trời khác nhau nhưng đại đa số đã họp mặt về đây hôm nay để đưa tiễn mẹ (…). Chúng con sẽ không bao giờ quên được nghị lực kiên cường của mẹ (…) đã chống chọi lại với bệnh tật trong suốt bao năm qua. Mẹ (…) đã thanh thản nhìn cuộc đời lạc quan và yêu thương chăm lo cho các con các cháu đến tận những phút cuối cùng. Chúng con nguyện noi theo tinh thần đó của mẹ (…).

Xin mẹ (…) ở dưới suối vàng yên tâm yên nghỉ, chúng con xin hứa sẽ nhớ và thực hiện những lời căn dặn và tâm nguyện của mẹ (…), sẽ yêu thương đùm bọc lẫn nhau.

   Thật não lòng khi giờ phút ly biệt đã đến. Thay mặt gia đình tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các quý vị đại biểu các cơ quan đoàn thể, anh em bạn bè và Nhà tang lễ .................................................. đã đến phúng viếng và giúp đỡ gia đình chúng tôi tổ chức được buổi tiễn đưa ngày hôm nay.

Trong lúc tang gia bối rối nếu có gì sơ suất, gia đình xin được lượng thứ.

Xin chân thành cảm ơn.

--------------------------------------------------------------------------------------------------------

 

Lời cảm ơn tang lễ - Mẫu 3

Kính thưa Quý vị bạn bè thân hữu cùng đại diện các cơ quan đoàn thể, họ hàng làng xóm tốt lành.

Cụ bà (…) chúng tôi là cụ: …............. sinh năm ................. nguyên quán xã .........., huyện .............., tỉnh ............., từ trần vào lúc ..... giờ ngày ...... tháng ..... năm ........... (tức ngày ..... tháng ..... âm lịch), thọ .......... tuổi.

Tang lễ được cử hành tại tư gia ........ đường ........., phường ........, tỉnh ............

Gia đình cụ bà (…) .................................... chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:

  Các gia đình thông gia, cùng toàn thể quý ông, bà, cô, bác, anh chị em nội ngoại, thân bằng quyến thuộc, bạn bè thân hữu gần xa đã gửi điện, vòng hoa, email chia buồn, đặc biệt đến tiễn đưa linh cữu của mẹ, bà, cố (….) chúng tôi đến nơi an nghỉ cuối cùng.

Trong lúc tang gia bối rối, có điều gì sơ suất gia đình chúng tôi xin được niệm tình tha thứ.

Thay mặt cho toàn thể gia đình cụ bà (…) ........................................................ xin trân trọng cám ơn!

--------------------------------------------------------------------------------------------------------

 

Lời cảm ơn tang lễ - Mẫu 4

Kính thưa Quý vị bạn bè thân hữu cùng đại diện các cơ quan đoàn thể, họ hàng làng xóm tốt lành.

Cha (…) của chúng tôi là cụ ………………., sinh năm ………., đã mất ngày ……, an táng ngày …../……/…….. tại nghĩa trang quê nhà, làng …………, xã ……….., huyện ……….., tỉnh ……….., hưởng thọ …. Tuổi.

Gia đình chúng tôi cảm ơn sâu sắc tới:

   Lãnh đạo xã ………, Ban Tang lễ …………, các cơ quan đoàn thể, trường học, các bạn bè đồng học, đồng liêu, các anh em đồng chí, bè bạn xa gần, cảm ơn các ông bà thông gia và bà con trong làng trong xã, đã đến thăm viếng, chia buồn và đưa cha tôi đến nơi an nghỉ cuối cùng.

Trong lúc tang gia bối rối, có gì khiếm khuyết, xin được lượng thứ.

--------------------------------------------------------------------------------------------------------

Lời cảm ơn tang lễ - Mẫu 5

Kính thưa Quý vị!

Ngày …../…../………. (tức ngày ….. tháng ….. năm ……. âm lịch).

Là ngày tang lễ của mẹ, bà (…) chúng con là ……………., mất ngày ….. tháng …… (tức ngày ….. tháng ….. năm ……… âm lịch), hưởng thọ …. tuổi.

   Trong những ngày vừa qua, gia đình chúng tôi đã phải trải qua một sự mất mát vô cùng to lớn, đó là sự ra đi vĩnh viễn của người mẹ (…) thân yêu mà chúng con hằng kính mến. Người là đấng sinh thành đã hy sinh cả cuộc đời mình để tạo cho chúng con nên vóc nên hình và sự nghiệp như ngày hôm nay.

   Nhưng than ôi! Khi vừa hiểu được điều ấy, chúng con chưa đáp đền công ơn sinh thành dưỡng dục của người, thì mẹ (…) bỗng chốc đã hoá ra người thiên cổ, vĩnh viễn xa lìa chúng con mãi mãi.

Giờ đây khó được tương phùng
Âm dương đôi nẻo muôn trùng cách xa.

Kính thưa Quý vị.

   Tang lễ của Mẹ (…) tôi đã được cử hành trọng thể, tại nhà tang lễ ……………, Gia đình chúng tôi xin được chân thành cảm tạ:

   Cùng toàn thể bà con cộng đồng và bạn hữu xa gần, bà con quê nhà và xóm giềng đã tới viếng, gửi vòng hoa, điện chia buồn và tiễn đưa mẹ, bà (…) chúng tôi về nơi an nghỉ cuối cùng.

Trong lúc tang gia bối rối không sao tránh khỏi những điều sơ suất,xin quý vị được niệm tình tha thứ.

Chúng tôi xin chân thành tri ân cảm tạ!

--------------------------------------------------------------------------------------------------------

Lời cảm ơn tang lễ - Mẫu 6

Kính thưa Quý vị bạn bè thân hữu cùng đại diện các cơ quan đoàn thể, họ hàng làng xóm tốt lành.

   Ông/bà(…) chúng tôi là…, nguyên quán…, đã từ trần vào hồi… giờ… phút… ngày (tức ngày… tháng… năm – tính theo lịch âm), hưởng thọ… tuổi. An táng tại nghĩa trang…, huyện… tỉnh….

   Thay mặt gia đình, chúng tôi xin chân thành cảm ơn bà con lối xóm, bạn bè gần xa, họ hàng thân thích, đảng ủy nhân dân…. đã đến tiễn đưa ông/bà(….) chúng tôi về nơi an nghỉ cuối cùng.

Xin cảm ơn ban tang lễ…. đã tận tình giúp đỡ gia đình để công việc hậu sự diễn ra trang trọng, chu toàn.

Trong lúc tang lễ còn có nhiều vấn đề sơ suất, gia đình chúng tôi xin nhận được sự thông cảm và lượng thứ.

Xin trân trọng cảm ơn!

Thay mặt gia đình

--------------------------------------------------------------------------------------------------------

Lời cảm ơn tang lễ - Mẫu 7

Kính thưa Quý vị bạn bè thân hữu cùng đại diện các cơ quan đoàn thể, họ hàng làng xóm tốt lành.

Cha, ông, cụ (…) của gia đình chúng tôi là: Cụ ..........., sinh ngày .... tháng ... năm .....

Quê quán:.................................................................................................................

Do lâm bệnh nặng, đã từ trần hồi ..... ngày ........ (tức ngày .... tháng ..... năm ....), hưởng thọ .... tuổi.

Tang lễ được tổ chức tại ............................................................

Lễ an táng tại nghĩa trang nhân dân phường ..............................

   Gia đình chúng tôi xin trân trọng cảm ơn các cụ, các ông, các bà, cô dì, chú bác, họ hàng nội, ngoại, các gia đình thông gia, bà con láng giềng, bạn bè thân hữu gần xa đã đến viếng, gửi vòng hoa chia buồn và tiễn đưa bố, ông, cụ của chúng tôi về nơi an nghỉ cuối cùng.

  Xin trân trọng cảm ơn ..................các tỉnh thành, bộ, ngành Trung ương và địa phương, các cơ quan đơn vị gần xa, các giáo sư, bác sỹ, điều dưỡng Khoa ...... Bệnh viện ......., Nhà tang lễ .............., Ban quản lý Nghĩa trang ............ đã giúp đỡ gia đình tổ chức lễ tang được chu toàn, trang trọng.

Trong lúc tang gia bối rối, có điều gì sơ suất, gia đình mong nhận được sự cảm thông và lượng thứ.

Xin trân trọng cảm ơn!

--------------------------------------------------------------------------------------------------------

2. Lời cảm ơn tang lễ trên Facebook, Zalo hay mạng xã hội khác...

“Ông/bà/cha/mẹ/(…) tôi là…nguyên quán…, sinh ngày…tháng…năm…vì lí do… (bệnh tật/tuổi già/tai nạn/…) đã từ trần vào lúc…giờ…phút, ngày…tháng…năm…tại số …thôn….tổ…, xã (phường)…, huyện (quận)…, tỉnh (thành phố)…

   Gia đình đã tổ chức lễ an táng cho ông/bà/cha/mẹ/…tôi vào ngày…tháng…năm… tại nghĩa trang…. Hưởng thọ … tuổi.

   Tôi xin thay mặt gia đình gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến quý bà con cô bác, anh chị gần xa, hàng xóm láng giềng, bạn bè thân quen,…đã dành thời gian đến dự lễ tang cũng như chia buồn cùng gia đình. Xin chân thành cảm ơn quý vị đã chia sẻ và gửi những lời động viên đến với chúng tôi.

   Tôi cũng xin cảm ơn đến ban tang lễ…., những người đã giúp đỡ và hỗ trợ gia đình tôi tổ chức hậu sự cho ông/bà/cha/me/… tôi một cách chu toàn, trang trọng.

   Trong lúc tang gia bối rối không tránh khỏi những sai sót, gia đình mong nhận được sự cảm thông và lượng thứ.

Một lần nữa, thay mặt gia quyến, tôi xin chân thành cảm tạ”.

--------------------------------------------------------------------------------------------------------

3. Lời cảm ơn đám tang dành cho người theo đạo công giáo, thiên chúa giáo

Tải lời cảm ơn trong tang lễ dành cho người Công giáo, Thiên chúa

Tải lời cảm ơn trong tang lễ dành cho người Công giáo, Thiên chúa

Kính thưa Quý Cha đồng tế, Quý tu sĩ nam nữ và cộng đoàn dân Chúa,

   Như Thánh Giáo Hoàng John Paul II đã xác tín: “Đau khổ là một sứ điệp vô cùng lớn của Kitô giáo”. Bố (…) chúng con đã cảm nghiệm được sự đau khổ Bố(…) mang do căn bệnh hiểm nghèo giúp Bố(…) hiệp thông vào sự đau khổ của chính Chúa Kitô, qua đó được thông phần ơn cứu độ với Ngài. Nhờ đó, Bố(…) luôn tín thác và cầu xin Chúa ban ơn giúp Bố(…) luôn tin tưởng vào tình thương nhân từ của Chúa. Lòng tin vững vàng của Bố(…) có được là nhờ sự động viên tinh thần và lời cầu nguyện của tất cả những người thân quen luôn yêu thương Bố(…).

Kính thưa Quý Cha đồng tế, Quý tu sĩ nam nữ và cộng đoàn dân Chúa,

   Từ khi phát hiện bạo bệnh, đến ngày Bố(…) nằm xuống, Gia đình chúng con nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ của rất nhiều người: các Y bác sĩ đã tận tình cứu chữa, các ân nhân và thân nhân đã rộng vòng tay giúp đỡ tinh thần và vật chất, anh em thân hữu và các Cộng đoàn đã nhiệt thành dâng Lời cầu nguyện và chia sẻ cùng Bố(…) trong cơn ngặt nghèo chống chọi bệnh tật. Tình làng nghĩa xóm đã đến chia sẻ nỗi đau cho Bố(…) con luôn nở nụ cười đón nhận Thánh ý Chúa đến ngày nhắm mắt tiễn biệt mọi người. Chúng con xin chân thành cảm tạ.

   Sự hiện diện, đồng hành của Cộng đoàn trong Thánh Lễ an táng hôm nay là minh chứng lớn lao lòng yêu thương mà quý Cha và cộng đoàn đã dành cho gia đình và đặc biệt cho Bố(…) chúng con

– Chúng con xin chân thành cảm ơn Cha Quản Xứ đã..................................

– Chúng con tri ân Cha Ông Augustinô ..................... đã chủ tế Thánh Lễ an táng hôm nay vì tình thương mến đặc biệt dành cho Ba chúng con

– Chúng con cảm ơn Cha Bác Giuse ....................... đã giảng Lễ theo ý nguyện của Ba trước lúc ra đi,

– Quý Cha đồng tế đã không quản ngại đường xa, giá lạnh đến Hiệp dâng Thánh Lễ cho Ba chúng con,

– Chúng con xin cảm ơn Quý Thầy, quý tu sĩ nam nữ đã cầu nguyện và hiệp dâng Thánh lễ

– Chúng con xin cảm ơn Soeur Bề Trên và Các Soeur Dòng NVHB đã luôn quan tâm đặc biệt trong thời gian Ba đau bệnh, viếng thăm an ủi gia đình khi hay tin Ba qua đời và hiện diện trong Thánh Lễ hôm nay

– Chúng con xin cảm ơn HĐGX, Ban hành Giáo và ban hội hiếu Giáo họ ......................., bà con nội ngoại, gia đình thông gia,.................... bạn hữu gần xa và cộng đoàn dân Chúa đã đến với chúng con với trọn tâm tình.

– Cuối cùng, con xin cảm ơn các Ca đoàn trong GX............... hiệp ca giúp Thánh Lễ an táng được trọn vẹn và sốt sắng.

   Chắc chắn, sự hiện diện đông đảo của Quý Cha, Quý Tu sĩ và Cộng đoàn là niềm an ủi rất lớn đối với chúng con. Tạ ơn Chúa đã ban cho Bố(…) chúng con những tình bằng hữu đặc biệt để Bố(…) được yêu quý và quan tâm qua những lời kinh tiếng ca dâng lên Thiên Chúa. Trong hành trình dương thế của kiếp người mỏng giòn không thể không tránh khỏi những thiếu sót, chúng con kính mong Cộng đoàn niệm tình tha thứ. Xin Cộng đoàn tiếp tục yêu thương đồng hành cầu nguyện cùng Chúa Giêsu, Mẹ Maria, Thánh Giuse để Linh hồn Phanxico Xavie sớm được Thiên Chúa là Cha nhân lành và rất giàu lòng xót thương đón rước vào Cõi Thánh hưởng phúc vinh muôn đời.

Tang gia chúng con xin chân thành tri ân và cúi đầu bái tạ.

--------------------------------------------------------------------------------------------------------

4. Lời cảm ơn sau tang lễ cho người theo đạo Phật

Tải lời cảm ơn trong tang lễ dành cho người theo đạo Phật

Tải lời cảm ơn trong tang lễ dành cho người theo đạo Phật

  “Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật,

  “Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát”.

   Kính thưa quý cụ, quý ông bà, quý bác, quý chú, quý cô dì, quý anh chị phật tử trong các ban Hộ Niệm của các chùa, quý tổ chức hội đoàn, quý thân bằng quyến thuộc bên nội, bên ngoại, quý thân hữu xa gần của ông/bà/cha/mẹ/…chúng con.

   Hôm nay ngày…tháng…năm…, ông/bà/cha/mẹ/…chúng con thế danh là…pháp danh…, tự…, bút hiệu… Sinh ngày…tháng…năm… Vãng sanh lúc…giờ…phút…ngày… hưởng thọ…tuổi.

   Trong những ngày tháng cuối cùng, ông/bà/(…)chúng con đã được các bậc thầy ở xa có, ở gần có luôn luôn động viên nhắc nhở. Được các sư thầy đến nhà khai thị để cho ông/bà/cha/mẹ/… chúng con phát khởi bồ đề tâm đi về cõi Phật.

Kính bạch Chư Tôn Đức,

Kính thưa quý liệt vị,

   Từ lúc ông/bà/cha/mẹ…của chúng con ra đi, gia đình chúng con đã nhận được biết bao nhiêu tấm lòng yêu thương, chia buồn như gởi hoa, điện thư, phúng điếu và góp phần cầu nguyện cho hương linh ông/bà/(…) chúng con trong suốt mấy ngày qua.

   Thay mặt đại gia đình tang quyến, chúng con thành tâm bái tạ ân đức của Chư Tôn Thiền Đức Tăng, Ni. Chúng con cũng xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắt đến quý Phật tử trong các đạo tràng của các chùa, quý ông bà, cô bác, bên nội, bên ngoại, quý bạn bè thân hữu xa gần.

   Thêm nữa, gia đình chúng con cũng xin cảm tạ Ban giám đốc và nhân viên nhà quàn… đã tận tình giúp đỡ cho tang lễ của ông/bà(…) chúng con rất chu đáo.

   Trong lúc tang gia bối rối, việc đưa đón, tiếp rước không sao tránh khỏi những điều thiếu sót. Xin chư Tôn Đức và quý liệt vị niệm tình hoan hỷ bỏ qua, để cho tang quyến chúng con được làm tròn hiếu đạo.

   Đến đây, đại gia đình tang quyến chúng con xin thành tâm đảnh lễ bái tạ Chư Tôn Đức Tăng, Ni và tri ân liệt quý vị.

  “Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật,

  “Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát”.

* Các bạn có thể Dowloand file Word LỜI CẢM ƠN TRONG TANG LỄ ---->> Tại đây.

* Tổng hợp các thể loại Văn khấn ---->> Tại đây

Cách bốc mồ mả cải táng, nghi thức, lễ lạt và văn khấn


 

❤ Cách thức bốc mồ mả cải táng, nghi thức, lễ lạt và văn khấn nôm hay đầy ý nghĩa 

  Việc bốc mồ mả cái táng cho người thân của gia đình sau khi hung táng là một phong tục cổ truyền của người dân Việt Nam từ xa xưa đến nay. Công việc này cũng tương tự như việc sửa sang nhà cửa của người sống, nhằm an ủi, động viên hoan hỷ cho người đã khuất cũng như đây là một việc để thể hiện tấm lòng tôn kính, tri ân của người thân của gia đình dòng họ dành cho anh linh người đã khuất.

cách thức bốc mồ mả, nghi thức, lễ lạt và văn khấn

  Bài viết gửi tới quý bạn có chủ đề xoay quanh các công việc như: Cách thức bốc mồ mả để cải táng, các nghi lễ thực hiện, lễ lạt chúng ta cần sắm và Các bài văn khấn khi cất mộ cải táng cho người đã khuất.

 1. Lễ lạt cần sắm khi cải táng, sang cát bốc mộ.

+ Quan, quách hoặc Tiểu (tuỳ tập tục từng vùng miền)

+ 1 vuông vải đỏ lớn

+ 5 kg trà khô.

+ 20 lít nước (ngũ vị hương)

+ 50 lít nước sạch

+ 10 khăn mặt mới

+ 2 bàn chải to

+ 1 bàn chải đánh răng

+ 3 chậu to mới

+ 50 kg củi + 10 cái chủi trện (loại chủi để quét sân hàng ngày)

+ 2 lít rượu trắng hoặc cồn (để sát khuẩn tay)

+ 5 lít dầu diezen hoặc xăng (để đốt ván hòm và các vật dụng bốc lên).

+ Bạt che gió, mưa, ánh sáng.

   Trước khi tiến hành bốc mộ, người nhà phải làm lễ cúng Gia tiên để trình báo Tổ tiên ở nhà. Một lễ tại nơi tiến hành bốc hài cốt để cúng Thổ công, thổ địa sở tại, Lễ thông thường là một bộ đồ thổ công thổ địa (Áo, mũ, ủng), giấy tiền vàng bạc, đĩa hoa quả, rượu, đèn nến, gạo và muối. Có thể cúng thêm (trứng vịt luộc + Thịt lợn luộc và một nhúm tôm khô bóc vỏ) xôi, gà trống luộc nguyên con…. Tuỳ vào hoàn cảnh mỗi gia đình.

2. Cách thức tiến hành Lễ Cải táng

Theo phong tục cổ truyền thì việc tiến hành cải táng có những công việc cần chuẩn bị như sau:

a) Chọn thời gian:

   Tuỳ theo từng gia đình, hoàn cảnh cụ thể để tiến hành. Tuy nhiên theo tất cả các sách từ xưa để lại, thời gian tốt nhất trong năm là từ cuối Thu đến trước ngày Đông Chí của năm. Không ai cải táng, quy tập mộ đầu năm cũng như sau Đông Chí: “Chọn lựa thời điểm để cải táng là một việc vô cùng quan trọng. Theo phong tục tập quán của người Việt Nam, người mất sau 5 năm chôn hung táng thì sẽ cải táng. Tuy nhiên, hiện nay thực tế môi trường địa lý và khí hậu có nhiều thay đổi, các hoá chất được sử dụng nhiều trong đất để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, thuốc kháng sinh trong quá trình chữa bệnh cho người đã mất còn tồn dư trong cơ thể. Hiện tượng sau 5 năm xác người chết chưa phân huỷ diễn ra khá phổ biến, nên nhiều gia đình lựa chọn giải pháp là để thời gian cải tháng lâu từ 6 đến 7 năm để tránh hiện tượng trên. 

  Năm tiến hành cải táng ta phải lựa chọn theo tuổi của vong, tránh những năm xung sát. Ngoài ra còn phải căn cứ theo tuổi của trưởng nam trong nhà, vì khi vong đã mất thì mọi sự may rủi đều gánh trên vai của người trưởng nam. Năm để tiến hành cải táng cũng phải được phù hợp với tuổi của người trưởng nam (không xung khắc với tuổi).

b) Tìm huyệt cát: 

   Đó là nơi hội tụ đầy đủ các yếu tố tốt theo Phong thuỷ của một ngôi mộ. Vấn đề này khá nhạy cảm nên tôi không đi sâu vào chuyên môn Tầm long điểm huyệt (Âm trạch).

- Trường hợp 1: Có người không tin gì cả thì họ làm đơn sơ bằng cách thông báo với người nhà định một ngày thuận lợi nào đó rồi con cháu xúm tay vào đào mộ cũ, lấy hài cốt rửa sạch bằng cồn hoặc rượu rồi xếp đúng trình tự vào tiểu rồi mang chôn sang chỗ mới. Cũng có một vài mâm cúng như giỗ là xong.

- Trường hợp 2: Nếu tin vào phong thuỷ Âm trạch thì còn phải xem mộ mới đặt theo hướng nào là tốt, định Long mạch đến từ đâu để xác định Long nhập thủ, điểm huyệt, xem hướng nước chảy vào ra mộ để chiêu cát hoá sát…., cho mộ mới người đã mất vì người ta quan niệm người dưới mộ có an phận thì người thân mới bình an hạnh phúc. Ngoài ra còn chọn ngày, giờ tốt: Ngày giờ tốt với tuổi người đã khuất và trưởng nam (hoặc thứ nam nếu không có trưởng nam) trong gia đình. Ngày đó phải là ngày tốt cho sang cát, không được xung với tuổi người chủ trì cũng không xung với tuổi người được sang cát.

c) Cách thức tiến hành bốc mộ

   Việc bốc mộ hết sức phức tạp và nguy hiểm cần tiến hành cẩn thận nghiêm túc, lưu ý nhất là việc tránh hít phải khí độc như: mê tan, phốt pho… bốc lên từ mộ. Không đơn giản là cứ đào mộ lên để lấy hài cốt vệ sinh rồi xếp vào tiểu đâu, cần có kinh nghiệm. Nên thuê người làm quen việc đó để họ tiến hành tránh vướng vào các sai sót không đáng có gây ảnh hưởng đến người sống cũng như vong linh người đã khuất.

- Bước 1: Chọn thời điểm tối ưu nhất là từ sau 12h đêm, cải táng xong là lúc mặt trời chưa mọc.

- Bước 2: Chuẩn bị quan, quách (hoặc Tiểu), lót 1 vuông vải đỏ gấp đôi vào trong (vải phải để thừa ra 4 bên sao cho đủ bọc cốt lại), rắc 1 lớp Trà khô vào trong, xong để Tiểu sẵn gần mộ.

- Bước 3: Căng bạt làm thành chòi phía trên mộ + 1 chòi phía bên cạnh. Mọi người tiến hành đào mộ, khi đào đến ván hòm, cạy nắp hòm ra thì nghỉ lại chờ đợi tý, đốt một đống lửa phía bên cạnh, đốt vài bó chủi trện hua qua hua lại phía trên mặt hòm để khử khí độc và vi khuẩn bốc lên. Sau khi nghỉ độ 10 phút để xông lửa lúc đó ta mới tiến hành công việc bốc hài cốt lên.

- Bước 4: Người bốc mộ đổ rượu hoặc cồn sát khuẩn tay trước khi bốc (nên đeo găng tay y tế bằng cao su). Khi bốc hài cốt lên ta tiến hành từ từ, bắt đầu từ phần trên đầu xuống phần chân, cứ bốc đến đâu thì chuyển cho bộ phận rửa sạch bằng nước lã và bằng nước ngũ vị hương rồi xếp theo thứ tự vào Tiểu đúng với thứ tự hình dáng của người. Sau khi rửa cốt và sắp xếp đầy đủ vào Tiểu rồi thì tiếp tục rải 1 lớp trà khô lên trên cốt, quấn vải lại và đậy nắp Tiểu. Công việc coi như cơ bản đã xong phần cất mộ.

- Bước 5: Tiến hành di dời Tiểu vào lăng mộ mới. Nhớ cắt cử 2 người ở lại móc lấy hết phần hòm cũ + vật dụng đã chôn (quần áo…) lên khỏi mộ cũ, chất thành đống đổ xăng hoặc dầu diezen vào để đốt thành tro (tuyệt đối ko được để ván hòm lại dưới đất rồi lấp hố luôn). Sau khi đốt xong thì tiến hành san đất lấp hố chôn cũ lại.

- Bước 6: Tiến hành đưa Tiểu vào lăng hay xây, đắp mộ chìm, mộ nổi hay mộ công quan theo lối cổ tuỳ điều kiện cụ thể của từng gia đình. Sau khi đã an vị xong mộ mới ta tiến hành làm lễ tạ mộ: Dâng lễ thắp hương lễ tạ Quan Thần linh, hàn Long mạch, cầu siêu.

   Bạn có thể mời người biết cúng hoặc tự mình cúng cũng được (nhưng phải có bài văn khấn trong tay để đọc hay học thuộc để đọc và nhớ là đọc thầm thôi). Văn khấn có mấy bài: Khấn khi thắp hương ở nghĩa trang để xin phép thổ thần, khấn khi động thổ đào mả lên; Khấn khi mang đến nghĩa trang mới xin phép thổ thần nơi đến; Khấn cúng người dưới mộ.

3. Các Văn khấn khi cất mộ, cải táng cho ông bà cha mẹ…

  Bạn có thể Tải các bài văn khấn về đọc thuộc hoặc tải về in ra rồi đọc, đọc xong thì hoá luôn tại mộ

Xin lưu ý: Theo phong tục trước và sau khi dời mộ phải khấn trình với Long mạch, Sơn thần và Thổ thần nơi cũ và nơi mới + văn khấn người đã khuất trước khi bốc mộ.

a) Văn khấn long mạch, sơn thần và thổ thần dịp bốc mộ, cài táng, sang cát tại mộ cũ

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật! 

Nam mô A Di Đà Phật! 

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy các ngài Long Mạch, Sơn Thần, Thổ địa, Thần linh cai quản trong xứ này.

Hôm nay là ngày……tháng…..năm……

Tín chủ (chúng) con là:……………………..

Ngụ tại………………………………………………

Nhân hôm nay ngày Cải Cát (dời mộ, sửa mộ) của…………… mộ phần tại nghĩa trang………………

   Chúng con cùng toàn thể gia quyến tuân theo nghi lễ sắn sửa hương hoa lễ vật dâng lên án tọa Tôn thần cùng chư vị uy linh, kính cẩn tâu trình xin phép chư vị được sang mộ cho ông/bà…………………. chúng con được mồ yên mả đẹp, đúng đạo nghĩa với đấng sinh thành.

   Kính cáo Sơn Thần, Thổ Thần, Long Mạch và các vị Thần linh, cúi xin chứng minh, phù hộ cho tòan gia chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

b) Văn khấn cất mộ với người đã khuất trước khi bốc 

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

Con lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương

Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân

Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ tỷ

Hôm nay là ngày…. tháng …. năm ……., tại tỉnh……huyện……xã……thôn……..

Hiển khảo (hoặc tỷ)………………………………………mộ tiền

Than rằng: Thương xót cha (hay mẹ hay…) xưa, vắng xa trần thế.

Thác về, sống gửi, đất ba thước phải vùi chôn.

Phách lạc hồn bay, hình trăm năm khó gìn để;

Lúc trước việc nhà bối rối, đặt để còn chưa hợp hướng phương.

Tới nay, tìm đất tốt lành, sửa sang lại, cầu an hình thể.

Rày thân: Phần mộ dời xong, lễ Ngu kính tế.

Hồn thiêng xin hưởng, nguyện cầu vĩnh viễn âm phần.

Phúc để di lưu, phù hộ vững bền miêu duệ.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật! 

Nam mô A Di Đà Phật! 

c) Văn khấn long mạch, sơn thần và thổ thần cùng cộng đồng gia tiên tại mộ mới

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật! 

Nam mô A Di Đà Phật! 

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy các ngài Long Mạch, Sơn Thần, Thổ địa, Thần linh cai quản trong xứ này.

Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ tỷ cư ngụ tại lăng mộ này.

Hôm nay là ngày……tháng…..năm……

Tín chủ (chúng) con là:……………………..

Ngụ tại………………………………………………

Nhân hôm nay ngày lành tháng tốt, chúng con đã tiến hành Cải Cát cho ông/bà (….) của chúng con là ông/bà ( tên gì ?)…………… và di dời sang mộ phần mới tại lăng này.

   Chúng con cùng toàn thể gia quyến tuân theo nghi lễ sắn sửa hương hoa lễ vật dâng lên án tọa Tôn thần cùng cộng đồng gia tiên, kính cẩn tâu trình xin phép chư vị được an vị linh cữu của ông/bà (….)…………………. chúng con tại trạch đất này.

   Kính cáo Sơn Thần, Thổ Thần, Long Mạch và các vị Thần linh và cộng đồng gia tiên cúi xin chứng giám chiêu nạp cho pông/bà (…..) con được yên vị và siêu thoát. Phù hộ cho toàn gia chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

* Các bạn có thể Dowloand file Word VĂN KHẤN CẤT MỒ CẢI TÁNG ---->> Tại đây.

 Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi ! Chúc bạn có một ngày an lành và gặp nhiều thuận lợi trong cuộc sống  

Bạn đã bao giờ thấy Một bộ Hồ sơ thiết kế Phong thuỷ nhà ở gia đình chưa ? Nếu chưa thì ---> Xem tại đây

Cách sắp xếp bàn thờ tổ tiên, vì sao lại có 3 bát hương trên bàn thờ


 

❤ Trên bàn thờ gia tiên lại có 3 bát hương, ý nghĩa là gì ? cách sắp xếp bố trí bàn thờ Tổ tiên, hình thức hành lễ và văn khấn...

  Với đạo lý uống nước nhớ nguồn nên việc thờ cúng tổ tiên thành nét văn hoá tín ngưỡng hết sức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Xuất phát từ lòng hiếu kính nhớ ân thâm nghĩa trọng, uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây, nó đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người chúng ta ngay từ lúc còn thơ bé:

" Cây có gốc mới nở cành xanh ngọn

Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu

Người ta nguồn gốc từ đâu ?

Có cha có mẹ rồi sau có mình "

3 bát hương trên bàn thờ ý nghĩa gì

Cách sắp xếp bố trí bàn thờ Tổ tiên (Gia tiên) 

  Việc thờ cúng sao cho chuẩn chỉ nét văn hoá cha ông để lại cũng như việc nên tìm hiểu ý nghĩa tín nguỡng thờ tự là rất cần thiết trong mỗi con người chúng ta để làm gương cho lớp lớp con cháu dõi theo thực hiện.

1. Cách sắp xếp bố trí Bàn thờ tổ tiên thuần Việt.

  Trong gia đình đa số người Việt thường có một bàn thờ tổ tiên ông bà (hay còn gọi là bàn thờ ông Vải). Tuỳ theo văn hoá tập tục từng địa phương, từng nhà mà cách trang trí và sắp đặt bàn thờ khác nhau. Bàn thờ là thế giới thu nhỏ của người đã khuất, là nơi con cháu tưởng nhớ, tạc sâu dấu ấn thể hiện sự biết ơn của mình đối với những người thân yêu đã khuất. 
  Bàn thờ tổ tiên bao giờ cũng đặt tại nơi cao ráo, sạch sẽ và trang trọng trong nhà hoặc bố trí 1 phòng riêng biệt. Trên bàn thờ thì bày bát hương, chân đèn, bài vị hay hình ảnh người quá cố, chỗ thắp nến... Đồ cúng cơ bản không thể thiếu hương, hoa, chén nước lã. Ngoài ra có thể có thêm thức ăn, trà rượu, và có khi có cả đồ vàng mã (quần áo đồ dùng làm bằng giấy), tiền âm phủ… 

* Bố cục đặc trưng của một Bàn thờ của nguời Việt thường có gồm: 

  Phía trên bố trí 1 câu Hoàng bằng chữ Nôm “Ghi ngắn gọn về chốn thờ tự, ví dụ: đại tự (大佀)” đựoc vít vào tường; Hai bên trái phải là 2 câu đối “Ý nghĩa kể về công ơn sinh thành dưỡng dục” được gắn vào tường hoặc cột. Chính giữa là một chiếc bàn thờ làm bằng gỗ được chia làm 2 cấp cao khoảng 1,5 và cấp thứ 2 là 1,2m.
- Cấp thứ nhất: Dùng để 01 ngai (hoặc hương án); các ảnh thờ (nếu có); Lư đồng; Bình hương lớn bằng sứ hoặc đồng, trong đó có để cát hoặc tro ở trong, ở giữa cắm trụ sắt cao để đặt hương vòng. Hai bên có 2 cây đèn điện, bật khi cúng lễ. Cũng có thể bố trí thêm 02 con hạc đồng hoặc gỗ. Hai cây đèn tượng trưng cho mặt trời, mặt trăng, hương là tinh tú. 
- Cấp thứ hai: Chính giữa đặt 1 cái ngai (đôn) có 3 cấp, chính giữa là cấp cao nhất ta để 1 bát hương Lớn nhất (bát hương thờ chư vị tôn thần), phía bên phải cấp thấp hơn khoảng 3cm để 1 bát hương lớn thứ hai (bát hương thờ cộng đồng tổ tiên), phía bên trái cấp thấp hơn tiếp 3cm ta để 1 bát hương thứ 3 bé hơn (bát hương thờ bà cô ông mãnh).  Phía hai bên 3 bát hương để dịch lên phía trước ta bố trí 2 cây giá đèn dùng để cắm nến, 02 lọ thường cắm hoa cúc giấy hay cắm “cành vàng lá ngọc” (một thứ hàng mã) với cầu mong làm ăn được quả vàng, quả bạc, buôn may bán mắn, 02 lọ dùng để cắm hương. Phía trước 3 bát hương cách khoảng 20 ~ 25 cm là không gian dùng để bày biện (chính giữa là chỗ đĩa đặt đồ hoa quả, đĩa cau trầu, đĩa tiền vàng mã, lọ hoa tươi, 03 đĩa nhỏ đựng 9 chén nước bé, 03 chén rượu). Ngoài ra nhiều nhà còn bày biện thêm trên bàn thờ một số vật dụng sau: 1 hũ muỗi nhỏ, 1 hũ trà nhỏ, 1 hũ nước nhỏ, 1 chai rượu nhỏ, 1 lọ kẹo nhỏ; Gói bánh hay bia rượu, thuốc lá…Ngày tết thường đặt 02 cây Mía đặt ở hai bên bàn thờ là để các cụ chống gậy về với con cháu, dẫn linh hồn tổ tiên từ trên trời về hạ giới…
03 bát hương trên bàn thờ có ý nghĩa gì

03 bát hương trên bàn thờ có ý nghĩa gì ?

2. Ý nghĩa của 03 bát hương trên bàn thờ là gì ?

  Trên bàn thờ chúng ta Bát hương là vật linh thiêng nhất, giữ vai trò rất quan trọng và cũng là dụng cụ dùng để cắm hương mỗi khi gia chủ tưởng nhớ đến các vị thần linh và ông bà tổ tiên, những người thân đã khuất. Thông thường trên bàn thờ truyền thống thường có 03 bát hương theo đúng chuẩn phong thủy và đầy đủ số lượng về mặt tâm linh. Trên thực tế nhiều người còn chưa biết đến ý nghĩa của điều này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhé !
- Bát hương lớn nhất để ở giữa là bát hương thờ Chư vị tôn thần (Hoàng thiên, Hậu thổ, Thái tuế, táo quân, thổ công, thổ địa, thành hoàng làng và các chư vị thánh thần khác…). Bởi văn hoá dân tộc chúng ta được thừa hưởng chủ yếu từ sự đồng hoá của người Trung quốc từ ngàn năm về trước, nên có sự tương đồng trong tín ngưỡng của “Đạo giáo” (đây là đạo phái lớn nhất của người Hoa, lấy thuyết “Tam thanh” và “bảng Phong thần” làm gốc rễ tạo nên vũ trụ, thể hiện rõ nhất ở bộ Phim “Tây du ký” mà các bạn đã xem: Ngọc hoàng, Thái thượng lão quân, Thái tuế quan hành khiển,Táo phủ thần quân, Thiên lôi, Diêm vương, Long vương, Thần tài…), ý nghĩa của bát hương này là thờ các chư vị Tôn thần đó.
- Bát hương lớn thứ 2 để phía bên phải (nhìn ngoài vào) là dùng để thờ cộng đồng Gia Tiên 5 đời (ngũ đại đồng đường) của chúng ta. Nếu ta khấn chung chung thì ta khấn là Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ nội ngoại Gia Tiên, trong đó: Tằng tổ khảo (ông cố), Tằng tổ tỷ (bà cố), Hiền tổ khảo (ông nội), Hiền tổ tỷ (bà nội), Hiền khảo (bố), Hiền tỷ (mẹ), Bá thúᴄ Cô Di, Tỷ Muội (bác,cô,chú,dì), Thế huynh, thế đệ, thế tỷ, thế muội (anh trai, em trai, chị gái, em gái). 
- Bát hương thứ 3 (bé nhất) để phía bên trái (nhìn ngoài vào) là dùng để thờ Bà Cô, Ông Mãnh, tức là những hương linh chết khi còn bé (chết non), khi còn trẻ (chưa lập gia đình).

Cách bố trí 3 bát hương trên bàn thờ 1

Cách bố trí 3 bát hương trên bàn thờ

- Khi ta đặt bát hương nên quan sát kỹ: Thường bát hương được làm bằng Gốm sứ hoặc đồng, được trang trí 2 con Rồng quấn quang chầu vào 1 hình Tứ tượng (biểu thị cho việc Song long chầu Ngọc). Vì vậy, sau khi nạp cốt (7 món gồm: Vàng, bạc, ngọc, thạch anh,hổ phách,quế, hoa hồi) và ta đổ tro hay cát vào, khi đặt bát hương lên đôn (một vật làm bằng gỗ chế tạo giật làm 3 cấp cao thấp, mỗi cấp chênh nhau 3 cm) thì mặt viên Ngọc và 2 đầu Rồng được vẽ trên bát hương luôn luôn phải quay ra phía ngoài.

4 Một số lưu ý quan trọng về lễ nghĩa khi cúng khấn.

- Sau khi tàn một nửa tuần hương, đồ vàng mã và tiền âm phủ được đem đốt, được gọi là hoá vàng, còn chén rượu cúng thì đem rót xuống đống tàn vàng. Tục truyền rằng phải làm như vậy người chết mới nhận được đồ cúng tế, vì hương khói bay lên trời, nước (rượu) hòa với lửa mà thấm xuống đất.
- Chiếc Mâm to đựng cỗ, chiếc mâm bé bày hương hoa trong ngày giỗ. Có thể thay thế chiếc ngai (chiếc ỷ) bằng chiếc “Thần chủ” để tổ tiên thuộc hàng cao có thể kiểm soát con cháu thờ cúng. 
- Việc thắp hương trên bàn thờ bao giờ cũng phải thắp theo số lẻ: 1, 3, 5, 7, 9, 11,… mà tránh thắp số chẵn như 2, 4, 6, 8, 10,… Người ta quan niệm rằng, số lẻ là dương nên nó phù hợp hơn với tổ tiên (người dương thắp cho người âm). 
- Hương thẳng gồm 2 phần: chân hương màu hồng đỏ, bụi hương thơm dùng để thắp chính. Còn có một loại hương vòng bao gồm nhiều vòng hương, có buộc dây, được đặt trên que sắt trong bình hương thường được dùng khi có ngày lễ tết. 
- Khi thắp hương, người ta phải để hương sao cho thật thẳng, tránh để hương bị nghiêng, méo hay siêu đổ khiến đốm lửa giữa các nén hương không đều nhau, làm hương bị tắt lửa, hương tàn xuống có thể gây cháy những đồ lễ vật trên bàn thờ hoặc gây Hỏa hoạn.
- Khi cắm hương ta cắm theo thứ tự, cắm vào bát hương chính giữa trước, tiếp đến là phía bên phải, tiếp nữa mới đến bát hương bên 
- Trước khi tiến hành nghi lễ thờ cúng, gia chủ phải tắm rửa sạch sẽ bằng nước cây cỏ có mùi thơm. Sau đó người thực hiện việc cúng phải mặc quần áo chỉnh tề thường thì quần áo mà gia chủ mặc là đò trắng. tuy nhiên trong xã hội hiện đại ngày nay thì chỉ cần ăn mặc chỉnh tề và người ta ít quan tâm hơn đến cách ăn mặc trong những lễ cúng.
- Cách thức vái: Vái thường được áp dụng ở thế đứng, nhất là trong dịp lễ ở ngoài trời. Vái là chắp hai bàn tay lại để trước ngực rồi đưa lên ngang đầu, hơi cúi đầu và khom lưng xuống rồi sau đó ngẩng lên, đưa hai bàn tay xuống lên theo nhịp lúc cúi xuống khi ngẩng lên. Tùy theo từng trường hợp đang hành lễ gì… mà người ta vái 2,3,4, hay 5 vái. 
- Cách thức Lạy: Lạy là hành động bày tỏ lòng tôn kính chân thành với tất cả tâm hồn và thể xác đối với người trên hay người quá cố vào bậc trên của mình. Có hai thế lạy: thế lạy của đàn ông và thế lạy của đàn bà. 
+ Thế lạy thứ nhất của đàn ông là cách đứng thẳng theo thế nghiêm, chắp hai tay trước ngực và dơ cao lên ngang trán, cúi mình xuống, đưa hai bàn tay đang chắp xuống gần tới mặt chiếu hay mặt đất thì xòe hai bàn tay ra đặt nằm úp xuống, đồng thời quì gối bên trái rồi gối bên phải xuống đất, và cúi rạp đầu xuống gần hai bàn tay theo thế phủ phục. Sau đó cất người lên bằng cách đưa hai bàn tay chắp lại để lên đầu gối trái lúc bấy giờ đã co lên và đưa về phía trước ngang với đầu gối chân phải đang quì để lấy đà đứng dậy, chân phải đang quì cũng theo đà đứng lên để cùng với chân trái đứng ở thế nghiêm như lúc đầu. Cứ theo thế đó mà lạy tiếp cho đủ số lạy. Khi lạy xong thì vái ba vái rồi lui ra. Thế lạy kiểu thứ 2 của đàn ông: Có thể quì bằng chân phải hay chân trái trước cũng được, tùy theo thuận chân nào thì quì chân ấy trước. Có điều cần nhớ là khi quì chân nào xuống trước thì khi chuẩn-bị cho thế đứng dậy phải đưa chân đó về phía trước nửa bước và tì hai bàn tay đã chắp lại lên đầu gối chân đó để lấy thế đứng lên. Thế lạy theo kiểu này rất khoa-học và vững vàng (sở-dĩ phải quì chân trái xuống trước vì thường chân phải vững hơn nên dùng để giữ thế thăng bằng cho khỏi ngã). 
+ Thế lạy thứ nhất của các bà là cách ngồi trệt xuống đất để hai cẳng chân vắt chéo về phía trái, bàn chân phải ngửa lên để ở phía dưới đùi chân trái. Nếu mặc áo dài thì kéo tà áo trước trải ngay ngắn về phía trước và kéo vạt áo sau về phía sau để che mông cho đẹp mắt. Sau đó, chắp hai bàn tay lại để ở trước ngực rồi đưa cao lên ngang với tầm trán, giữ tay ở thế chắp đó mà cúi đầu xuống. Khi đầu gần chạm mặt đất thì đưa hai bàn tay đang chắp đặt nằm úp xuống đất và để đầu lên hai bàn tay. Giữ ở thế đó độ một hai giây, rồi dùng hai bàn tay đẩy để lấy thế ngồi thẳng lên đồng thời chắp hai bàn tay lại đưa lên ngang trán như lần đầu. Cứ theo thế đó mà lạy tiếp cho đủ số lạy cần thiết. Lạy xong thì đứng lên và vái ba vái rồi lui ra là hoàn tất thế lạy. Thế lạy kiểu thứ 2 của các bà là: áp dụng thế lạy theo cách quì hai đầu gối xuống chiếu, để mông lên hai gót chân, hai tay chắp lại đưa cao lên đầu rồi giữ hai tay ở thế chắp đó mà cúi mình xuống, khi đầu gần chạm mặt chiếu thì xòe hai bàn tay ra úp xuống chiếu rồi để đầu lên hai bàn tay. Cứ tiếp tục lạy theo cách đã trình bày trên. 

5. Lễ vật khấn và văn khấn trước bàn thờ tổ tiên

  Ý nghĩa sâu xa của việc cúng lễ là đạt đến đỉnh cao của Chân-Thiện- M. Việc cúng lễ không cần cầu kì, cốt yếu ở việc thành tâm

a) Lễ vật bày biện trên bàn thờ gia tiên

  Lễ vật bày biện đặt trên bàn cúng không nhất thiết là sơn hào hải vị, tuỳ vào điều kiện của gia đình mà bày biện cho hợp lý, quan trọng là mình biết gửi gắm tâm tư vào những lễ vật thờ cúng. Chỉ lưu ý một số điều sau:
- Thịt động vật để cúng gia tiên là những động vật mà con người cho là “thịt sạch”. Theo đó những con vật có đặc tính xấu bị loại bỏ trong cúng tế. Ví dụ: Con vịt lạch bạch không bay xa là so sánh của người chậm chạp… cá mè, cá trê, lươn, chạch vv… không được xem là những đồ lễ sạch vì chúng sống dưới bùn nhơ hoặc tanh tưởi hay có màu đen màu của tang tóc. Con chó – một con vật nuôi cực kì thân gần với người, nhưng đồ ăn từ thịt chó lại bị xem là những thứ không tinh sạch, bởi chó ăn chất thải không thể dùng trong tế lễ.
- Những con vật được dùng là lễ cúng Gà và lợn là những đồ lễ quan trọng của người Việt trong mọi nghi lễ: tục thờ cúng tổ tiên, thành hoàng, thổ thần, cúng trời đất… Người Việt cũng dùng cá để dâng cúng, những loài cá được xem là sạch, được dâng cúng thường xuyên là cá chép, cá trắm
- Nếu cúng bằng hoa quả thường chúng ta bày thành số lẻ: 3 loại quả hoặc 5 loại quả. Quả cúng phải là quả chúng ta ăn được, quả cúng không được dùng quả xanh (nên dùng quả ương hoặc đã chín), quả cúng phải còn tươi, không dập nát hay hư hỏng. khi chúng ta rửa quả thì nên rửa trực tiếp từng loại qua ròi nước chảy (để loại bỏ hoá chất dư thừa trên quả).
- Cau và trầu phải xanh tươi, còn cuống, trên lá trầu quét 1 ít vôi lây đấy, bỏ vào 1 đĩa nhỏ riêng biệt.
- Hoa cúng là hoa tươi, không nhất thiết là hoa gì nhưng thường thường thì ta hay cúng một số loài hoa như Cúc vàng trắng, hoa Huệ, hoa Lay ơn…Hoa cúng thường từ 3 bông, 5 bông, 7 bông, 9 bông, là số lẻ.

b) Văn cúng trên bàn thờ gia tiên

  Trước khi đứng trước bàn thờ chúng ta nên ăn mặc chỉnh tề, đầu toác gọn gàng, đứng nghiêm trang thể hiện lòng thành kính.

  Văn cúng thì rất đa dạng, tuỳ thuộc vào nhân ngày lễ gì để ta đọc. Bạn đọc theo bài đã soạn sẵn cũng tốt. Trường hợp bạn hay khấn Nôm, khấn từ tâm thì bạn có thể khấn theo lối như sau:

- Lối khấn đơn giản:
Kính thưa Hoàng thiên hậu thổ cùng các chư vị Tôn thần, các vị thánh nhân cai quản chúng con trên trạch đất này.
Kính thưa cộng đồng Gia tiên, bà cô, ông mãnh, ông bà, cha mẹ…
Hôm nay là ngày…..tháng ….. năm….. (âm lịch), là ngày (ngày lễ gì thì khấn đó, vd bạn cúng ngày cuối tháng thì khấn: Ngày 30/6/2022 (âm lịch) là ngày cuối tháng sáu và ngày mai là ngày Sóc của tháng 7).
Gia đình chúng con có chút lễ mọn Hoa quả, cau trầu, tiền vàng, rượu trắng với lòng thành chúng con kính dâng lên chư vị Tôn thần cùng cộng đồng gia tiên, bà cô ông mãnh.
  Trước tiên, con thay mặt gia đình cảm ơn chư vị thánh thần và gia tiên đã phù hộ độ trì cho chúng con bấy lâu này mọi sự được trọn vẹn. Cảm ơn gia tiên đã sinh sinh thành và dưỡng dục con cháu nên người để chúng con có được như ngày hôm nay.
Thay mặt gia đình con cũng thành khẩn mong cầu chư vị thánh thần và cộng đồng gia tiên tiếp tục phù hộ độ trì cho đại gia đình chúng con được mạnh khoẻ, hạnh phúc, các cháu hay ăn chóng lớn học hành thông suốt, con cái gặp nhiều may mắn trong công việc hàng ngày.
Con xin chân thành cảm ơn !

- Lối khấn theo lối xưa ngày giỗ:

 Duy …..quốc…..Tỉnh/Thị xa…. trang/gia tại… (số nhà). Việt lịch thứ 488…, thử nhật … (ngày âm lịch) húy nhật  gia phụ/mẫu/Tằng tổ v.v. là Hiển khảo/Tỷ.. (tên…..) (cho đàn bà thì là hiển tỷ;  với ông nội ngọai thì thêm chữ tổ – hiển tổ khảo/tỷ), Hiếu tử/nữ/tôn v.v là (Tên) tâm thành kính cáo thành hoàng và thổ thần bản địa, tiền chủ tiếp dẫn gia phụ mẫu/cô di v.v. (Người được giỗ hôm nay) đồng cung thỉnh Cao tằng tổ khảo, cao tằng tổ tỷ, liệt vị tổ tiên, hiển tổ khảo, hiển tổ tỷ, cô di tỷ muội, nội ngoại đồng giai lâm, tọa ngự linh sàn chứng giám. Cẩn cáo.
Con cháu chúng con có chút lễ mọn lòng thành, Cỗ xôi con gà, hoa quả cau trầu cùng quần áo tiền vàng bánh kẹo kính dâng lên chư vị. Trước tiên là con thay mặt gia đình cảm ơn chư vị thánh thần và gia tiên đã phù hộ độ trì cho chúng con bấy lâu này mọi sự được trọn vẹn. Cảm ơn gia tiên đã sinh sinh thành và dưỡng dục con cháu nên người để chúng con có được như ngày hôm nay.
Thay mặt gia đình con cũng thành khẩn mong cầu chư vị thánh thần và cộng đồng gia tiên tiếp tục phù hộ độ trì cho đại gia đình chúng con được mạnh khoẻ, hạnh phúc, các cháu hay ăn chóng lớn học hành thông suốt, con cái gặp nhiều may mắn trong công việc hàng ngày.

- Các bài văn khấn khác (tuỳ theo nghi lễ) bạn có thể tham khảo cụ thể chi tiết ---->Tại đây.

 Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi ! Chúc bạn có một ngày an lành và gặp nhiều thuận lợi trong cuộc sống  

Nếu các bạn còn hứng thú về chủ đề này thì tìm hiểu thêm một số nội dung có liên quan dưới đây:

👉- Tổ tiên ông bà là ai ? Nét văn hoá tín ngưỡng thờ tự của người Việt
👉- Các chủ đề về tín ngưỡng và ứng dụng Phong thuỷ trong cuộc sống

* Dịch vụ tư vấn sắp xếp hướng bàn làm việc, phòng giám đốc Chuẩn phong thuỷ

Online

* Dịch vụ xem ngày khai trương cửa hàng, văn phòng công ty, an bàn thờ Thần Tài
Online

* Dịch vụ xem ngày giờ động thổ, thượng lương, khánh thành Chuẩn phong thuỷ
Online ---> Tại đây

Quy trình di chuyển bàn thờ cũ sang bàn thờ mới chuẩn phong thuỷ


 

❤ Quy trình chuyển bàn thờ cũ sang bàn thờ mới chuẩn, ý nghĩa 

 Tín ngưỡng người Việt coi bàn thờ là nơi linh thiêng, nơi thờ cúng tổ tiên, thần linh là nơi thể hiện tinh thần Uống nước nhớ nguồn của con cháu đối với ơn sinh thành dưỡng dục của tổ tiên và phù hộ độ trì của công đồng gia tiên, các chư vị tôn thần cho chúng ta hàng ngày. Bàn thờ cũng là cái gương phản chiếu lề lối gia đạo của một gia đình cho con cháu nhìn vào tiếp nối. Vì vậy, trong một số trường hợp như khi ta chuyển nhà mới sang nhà cũ hay chuyển bàn thờ sang một phòng mới trong nhà cần phải thực hiện vô cùng cẩn thận.

Quy trình chuyển bàn thờ cũ sang bàn thờ mới và văn khấn chuyển bàn thờ 1

  Để giải quyết vấn đề nhiều người vẫn băn khoăn chưa hiểu rõ thủ tục chuyển bàn thờ cũ sang mới như nào? Vậy mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm rõ quy trình, thủ tục, cũng như bài văn khấn chuyển bàn thờ.

 1. Quy trình chuyển bàn thờ từ nhà cũ sang nhà mới.

- Bước 1: Tại nhà cũ của mình, soạn lễ cúng lên bàn thờ rồi thắp ba nén nhang, rồi đọc bài khấn số 1 (phía dưới). Chờ nhang tàn thì hóa tiền vàng và bái tạ.

- Bước 2: Dọn bài thờ cũ sạch sẽ, bọc toàn bộ đồ thờ bằng vải sạch và xếp vào thùng xốp cẩn thận để di dời sang vị trí bàn thờ mới. Cần lau rửa sạch sẽ bàn thờ và bát hương cũ trước khi mang qua nhà mới. Lưu ý đánh dấu lại từng bát hương để tránh nhầm vị trí (Trên bàn thờ thường có 3 bát hương, bát chính giữa to nhất lại kê cao nhất là để thờ các chư vị thần linh, bát phía bên phải bé hơn kê thấp hơn là bát hương để thờ cộng đồng gia tiên, bát phía bên trái bé nhất kê thấp nhất là bát hương để thờ bà cô ông mãnh). Nếu còn dùng các đồ thờ cũ thì nên dùng khăn sạch nhúng vào rượu có ngâm Gừng để lau chùi cẩn thận trước khi bày biện lên bàn thờ mới.

- Bước 3: Tại phòng thờ mới, trước khi an vị bàn thờ chúng ta nên tẩy uế phòng bằng cách xông tinh dầu sả (mua một cái lư bằng sành hoặc inox loại dùng để đốt vàng mã vào ngày tuần ngày vọng, mua 1 bó Sả tươi, 1 củ gừng, 1 ít hành tăm, 1 ít than củi; dùng giấy và than nhen lửa rồi bỏ các loại trên vào lư xông khói thơm cho toàn phòng), công việc này vừa làm bớt mùi sơn, mùi xi măng, mùi gỗ, vừa khử khuẩn cho phòng lại xua đuổi gián muỗi…

- Bước 4: Tại nhà mới, bày trí lại bài thờ và làm lễ an vị bàn thờ tại nhà mới, đọc bài văn khấn số 2 (phía dưới). Trường hợp nếu như bạn thay hẳn bàn thờ mới thì chỉ cần chuyển đồ thờ và đốt bỏ bàn thờ cũ hoặc thả trôi sông. Các linh vị và đồ thờ mới cần được thanh tẩy uế bằng rượu Gừng hoặc nước Ngũ vị hương.

- Bước 5: Sau khi đã an vị xong, chờ nhang tàn ta tiến hành hoá hương vàng và Văn khấn ta đã đọc. Bàn thờ mới khuyến nghị các bạn nên thắp nhan trong 7 ngày liên tục trên bàn thờ mới, mỗi ngày cứ sáng sớm ta lại thắp 3 nén nhang cắm lên bàn thờ.

2. Chuẩn bị lễ vật chuyển bàn thờ cũ sang mới.

- Lễ vật khi cúng tại bàn thờ cũ: Con gà lễ luộc, đĩa xôi, chai rượu trắng rót ra chén, đĩa hoa quả, lọ hoa, trầu cau, Vàng mã, bát nước sạch, con ngựa đỏ, con ngựa vàng (2 con ngựa này phải có đủ hia, hài, mũ, kiếm), bộ quần áo màu vàng, bộ quần áo màu đỏ cúng thần linh thổ địa, Văn khấn đã in ra để ta đọc.

- Lễ vật khi cúng tại bàn thờ mới: Đĩa trái cây ngũ quả, lọ hoa tươi, nhang, đèn cầy, vàng mã, bao gồm nhiều loại (bạn chỉ cần ra tiệm vàng mã, yêu cầu họ bán bộ vàng mã chuyển bàn thờ là được), gà luộc hoặc thịt quay (tuy nhiên không bắt buộc, tùy thuộc vào điều kiện của gia chủ), đĩa xôi hoặc cháo, rượu, trà, trầu cau

3. Văn khấn chuyển bàn thờ từ nhà cũ sang nhà mới.

a) Văn khấn dùng tại bàn thờ cũ.

Nam mô A Di Đà Phật

Nam mô A Di Đà Phật

Nam mô A Di Đà Phật

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

Con lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương

Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân

Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ tỷ

Hôm nay là ngày: …../…../……...

Tín chủ con là:.........................tuổi......................

Hiện đang trú tại:..................................................

Kính cáo chư vị

   Hôm nay nhân ngày lành tháng tốt, Tín chủ con là:......................, xin tâm thành tiến lễ bái Thánh thần lai lâm trước linh đài cùng cộng đồng gia tiên nhà ta thụ hưởng lễ vật và chứng giám lòng thành của chúng con. Cho phép chúng di chuyển bàn thờ của chư vị Tôn thần bản gia và gia tiên sang một nơi mới sạch sẽ đẹp đẽ hơn. Chúng con thiết nghĩ, xưa nay âm có thuận dương mới hòa. Chúng con xin phép các vị Tôn thần chuyển ban thờ đắc đáo linh địa, cư trung chính gia trung, tăng thêm mãnh lực. Từ nay trở đi, tuần rằm mồng một, lễ tết, chúng con xin tôn nhang, sửa lễ dâng cúng chư vị Tôn thần để tạ ơn và xin cầu Phúc Lộc.

   Kính xin chư vị phù độ cho toàn gia chủ chúng con được an khang thịnh vượng, khỏe mạnh, bình an, mọi sự vạn cầu sở nguyện, vạn ước khả thành, mọi công việc làm ăn hanh thông thuận toại, tài lộc dồi dào tốt tươi, bát tiết tứ thời hưởng vinh hoa phú quý.

Chúng con cùng toàn gia đình xin dập đầu bái tạ!

Nam mô A Di Đà Phật

Nam mô A Di Đà Phật

Nam mô A Di Đà Phật

b) Văn khấn dùng tại bàn thờ mới.

Nam mô A Di Đà Phật

Nam mô A Di Đà Phật

Nam mô A Di Đà Phật

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

Con lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương cai quản khu vực này

Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ tỷ

Hôm nay là ngày: …../…../……...

Tín chủ con là:.........................tuổi......................

Hiện đang trú tại:..................................................

Kính cáo chư vị

   Hôm nay nhân ngày lành tháng tốt, Tín chủ con là:......................, xin tâm thành tiến lễ bái Thánh thần lai lâm trước linh đài cùng cộng đồng gia tiên nhà ta thụ hưởng lễ vật và chứng giám lòng thành của chúng con. Nay nhà cửa đã sạch đẹp cúi xin chư vị cho phép chúng được an vị bàn thờ mới thờ tự chư vị Tôn thần bản gia và gia tiên. Chúng con thiết nghĩ, xưa nay âm có thuận dương mới hòa. Chúng con xin phép các chư vị Tôn thần cùng cộng đồng gia tiên từ nay trở đi, tuần rằm mồng một, lễ tết, chúng con xin tôn nhang, sửa lễ dâng cúng chư vị để tưởng nhớ, tạ ơn sinh thành dưỡng dục và xin cầu Phúc Lộc.

   Kính xin chư vị phù độ cho toàn gia chủ chúng con được an khang thịnh vượng, khỏe mạnh, bình an, mọi sự vạn cầu sở nguyện, vạn ước khả thành, mọi công việc làm ăn hanh thông thuận toại, tài lộc dồi dào tốt tươi, bát tiết tứ thời hưởng vinh hoa phú quý.

Chúng con cùng toàn gia đình xin dập đầu bái tạ!

Nam mô A Di Đà Phật

Nam mô A Di Đà Phật

Nam mô A Di Đà Phật

Bạn có thể Tải các bài văn khấn di dời bàn thờ cũ sang bàn thờ mới ---> Tại đây

Bạn có thể Xem thêm các Bài Văn khấn khác ----> Tại đây.

 Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi ! Chúc bạn có một ngày an lành và gặp nhiều thuận lợi trong cuộc sống  

* Dịch vụ tư vấn sắp xếp hướng bàn làm việc, phòng giám đốc Chuẩn phong thuỷ

Online ---> Tại đây

* Dịch vụ xem ngày khai trương cửa hàng, văn phòng công ty, an bàn thờ Thần Tài

Online
---> Tại đây

* Dịch vụ xem ngày giờ động thổ, thượng lương, khánh thành Chuẩn phong thuỷ

Online
---> Tại đây

0976 92 98 96