amp-auto-ads

Kinh nghiệm cho bạn trong quá trình chuẩn bị xây nhà ở cho gia đình




 KINH NGHIỆM CHO BẠN TRONG QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ XÂY DỰNG NHÀ.


Kinh nghiệm trong quá trình chuẩn bị xây nhà

Làm nhà là một trong những công việc hệ trọng trong một đời người chúng ta. Nó được xem như là một đứa con tinh thần mà ta đã thai nghén bao nhiêu năm trời, bằng sự nỗ lực cố gắng không ngừng nghỉ, nó là tinh lực cô đọng bằng mồ hôi, nước mắt và đôi khi có cả máu của chúng ta.

Vì vậy ta cần phải cân nhắc kỹ trước khi quyết định, để ngôi nhà là chốn sum vầy cho ta đi về sau một ngày làm việc vất vả. Ngôi nhà không nhất thiết phải to lớn hoành tráng nhưng Nó được xem là HOÀN HẢO Khi đạt được các tiêu chí sau: Phải toát lên cảm giác ấm cúng, tiện ích đầy đủ, bố cục hợp lý, đạt được các tiêu chí về Phong thủy như: Ánh sáng, Gió, các Chỉ số trường năng lượng (Boris), điện từ trường (MicroTesa) đạt trong ngưỡng cho phép. Nhà không bị các thế sát (Xuyên tâm sát, Độc âm sát, Đao trảm sát...) chiếu vào. Nhà tránh rơi vào các cung xấu trong Bát quái: Tuyệt mệnh, Không vong, Cô hư... Ngoài việc tránh được các thế xấu, ngôi nhà cân phải chọn được các độ số CÁT để bố trí cửa, bếp, phòng gia chủ, bàn thờ vào các cung độ tốt như: Lộc, Mã, Quý nhân, Sinh khí, Phúc đức, Vượng tài, Quan quý, Thất kinh đả kiếp, Phụ mẫu tam ban....theo tiêu chí phong thủy người Á đông chúng ta.

Sau đây kientrucphongthuyhuyenkhong.com sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm cho các bạn Trước, Trong và Sau khi làm nhà để các bạn có thể sắp xếp kế hoạch một cách tốt nhất.

I. KINH NGHIỆM TRƯỚC KHI LÀM NHÀ.

Thưa các bạn trong quá trình tác nghiệp tôi thường nhận được các câu hỏi của gia chủ kiểu như: '' Tôi đang chuẩn bị xây nhà và tôi chưa biết căn nhà của tôi rơi vào khoảng bao nhiêu tiền ?. Chi phí cho quá trình thiết kế thi công ra sao? Làm thế nào để tôi có thể quản lý được ngân sách tài chính của mình khi xây dựng nhà?". Tôi thường trả lời như sau:

Thường thì quá trình xây dựng một căn nhà ước tính trong khoảng từ 3 - 9 tháng, có những nhà kéo dài cả năm, việc thay đổi giá cả nguyên vật liệu trong quá trình thi công xây dựng là điều thường xuyên xảy ra. Vì vậy, sẽ rất khó trả lời câu hỏi '' xây nhà hết bao nhiêu tiền?''. Bởi vì, ngoài các khoản biến động về giá nguyên vật liệu trên thị trường còn phát sinh tiền trả cho đơn vị thi công trong trường hợp bạn có nhu cầu làm thêm hoặc thay đổi thiết kế so với ban đầu (nếu có). Do có nhiều yếu tố làm ảnh hưởng đến quá trình xây dựng nên việc tính toán ngân sách thường có sự sai lệch nhất định, không thể chính xác tới 100%, nhưng có thể khái toán một cách tương đối cho anh chị dựa vào các yếu tố cơ bản sau: Tổng diện tích định xây dựng, số phòng, kiểu cách kiến trúc, phong cách bố trí nội thất. Chi phí khái toán bạn có thể tìm hiểu thêm “tại đây”

   Cách ước tính chi phí xây dựng một căn nhà

    Việc quản lý tài chính trong quá trình xây nhà sẽ giúp chủ nhà tiết kiệm được kha khá chi phí phát sinh không đáng có, sắp xếp được thời gian phù hợp cho mình mà không phải lo lắng thiếu tiền trang trải hoặc vượt quá khả năng chi trả. Nếu bạn thiếu khả năng kiểm soát chi phí xây nhà đồng nghĩa với việc tự dồn mình vào những tình huống dở khóc dở cười: đang thi công nhà thì thiếu chi phí xây dựng, hoàn thiện nhà nhưng các mục đích khác không thực hiện được,... Vậy làm như thế nào để quản lý tài chính hiệu quả khi xây nhà?


Kinh nghiệm trong quá trình chuẩn bị xây nhà 1

    Việc ước tính chi phí xây dựng một căn nhà là điều không khó. Khi bắt đầu xây dựng một căn nhà đòi hỏi chủ nhà phải có một bảng dự toán xây lắp công trình. 


Bảng dự toán công trình tiêu chuẩn cần có:

1. Liệt kê toàn bộ các khoản chi phí cần có để hoàn thành một căn nhà:

-      -     Chi phí thiết kế;

     -         Chi phí phá dỡ, gia cố nền móng (nếu có);

     -         Chi phí nộp Phí xin cấp Giấy phép xây dựng;

     -        Chi phí chi phí mua vật tư thực hiện: Đá hộc, đá dăm các loại, cát tôn nền, cát xây, cát trát, Xi măng, Bê tông thương phẩm hoặc Bê tông trộn tại chỗ, Thép; Gạch xây các loại; Vật liệu hoàn thiện: Sơn bả tường, cửa đi, cửa sổ, Song cửa, cầu thang, Gạch ốp lát, Xà gồ thép, Ngói hoặc Tôn lợp…Đồ điện nước gồm: Bóng đèn, ổ cắm công tắc, dây điện các loại, ống nước các loại, vòi rửa, Xí bệt, Chậu rửa, gương và các phụ kiện điện nước khác…  (Bạn càng càng chi li thì kiểm soát tài chính của bạn sẽ tốt nhất);

      -     Chi phí nhân công (thường khoán theo m2 sàn);

      -    Chi phí mua sắm nội thất và thiết bị thiết yếu (Cầu thang, Tủ bếp, Bàn ghế ăn; Rèm gỗ trang trí; Rèm che, Tủ đựng đồ, Giường các phòng, Bàn ghế phòng khách…Thiết bị có gồm: Mô tơ Cổng, Máy bơm nước; Máy hút mùi, Bình nóng lạnh, Quạt hút WC, Máy giặt, Ti vi, Tủ lạnh…);

      -       Chi phí thuê Tư vấn giám sát (đối với công trình lớn, phức tạp hoặc gia chủ không có thời gian kiểm soát chất lượng công trình);

      -         Chi phí phát sinh (5-10%), thường chi phí này rơi vào các chi phí Lễ lạt, động thổ, hoàn công, bồi dưỡng cho thợ, hay mua thêm các đồ trang trí nội ngoại thất ngẫu hứng

      -        Chi phí máy móc thiết bị (áp dụng cho nhà có quy mô lớn cần thuê cẩu tháp hoặc vận thăng…);

     2.     Với mỗi khoản mục chi phí, cần liệt kê số lượng cụ thể của từng công tác, chủng loại vật tư: Các miêu tả chi tiết về vật tư cũng nhu trang thiết bị thực hiện: nguồn gốc xuất xứ, chủng loại trang thiết bị, tên kỹ thuật, đơn giá,...Các tiểu mục chi phí công việc cho các đầu mục lớn.

     3.     Tham khảo các mẫu mã chủng loại vật tư trên thị trường để đưa ra được mức giá trung bình phù hợp. 

     4.     Chi phí tổng của các khoản mục

     5.     Tính thêm một khoản chi phí dự phòng, phát sinh  trong quá trình thi công

- Chi phí cho quá trình khảo sát địa chất va gia cố nền móng: nếu ngôi nhà được xây dựng trên nền đất yếu thì công tác gia cố là công tác bắt buộc để đảm bảo sự vững chắc và an toàn của toàn bộ kiến trúc thi công. Chủ đầu tư cần thêm một khoản chi phí để gia cố móng bằng cọc ép hoặc cọc nhồi. Khoản chi phí này có thể dao động từ 50 đến 200 triệu đồng tùy thuộc vào quy mô ngôi nhà.

- Chi phí bổ sung cho quá trình thi công: trong quá trình thi công, có thể chủ đầu tư phải bỏ ra một khoản chi phí cho quá trình thi công thêm mới hay bổ sung một số những yếu tố cho ngôi nhà. Thường khoản chi phí cho các vấn đề này rơi vào 5 - 10% chi phí dự trù phát sinh. 

- Chi phí chất lượng của ngôi nhà: một ngôi nhà được thi công xong không phải là đã hoàn thiện tất cả. Trong thời gian sử dụng, có thể chủ đầu tư phải bỏ ra một khoản chi phí cho công tác sửa chữa, tu bổ lại ngôi nhà, đảm bảo về mặt chất lượng của công trình.

II. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ TÀI CHÍNH KHI XÂY NHÀ HIỆU QUẢ.


Kinh nghiệm trong quá trình chuẩn bị xây nhà 2

Chi phí hoàn thiện một căn nhà không chỉ phụ thuộc vào kinh nghiệm ước tính chi phí mà còn phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng quản lý chi phí của chủ nhà. Một số trường hợp khiến khoản chi phí dự trù sai lệch so với tính toán ban đầu, vì vậy chủ đầu tư nên:

- Dựa trên cơ sở các khoản chi phí đã lập kế hoạch trên ước tính chi phí cho khối lượng của từng công việc và có thể tham khảo giá cả hợp lý nhất qua các kênh như: Tham khảo ý kiến của các nhà thầu xây dựng, đại lý cung cấp vật tư, qua bạn bè đã từng làm nhà…. để áp dụng đơn giá từng hạng mục một cách hợp lý.

- Để tránh các phát sinh khi xây nhà đòi hỏi chủ đầu tư phải biết cách để ước lượng khoản chi phí xây nhà phù hợp và tìm cách để hạn chế những nguyên nhân gây ra phát sinh. Để quản lý chi phí một cách hiệu quả, yêu cầu chủ đầu tư tuân thủ theo các bước:

 1. Khảo sát các căn nhà xung quanh:

    Việc khảo sát các căn nhà xung quanh này giúp chủ nhà có thêm thông tin về địa hình địa chất khu đất chuẩn bị xây dựng. Khảo sát các nhà lân cận có phải sử dụng phương án gì (như đóng cừ tràm, ép cọc, khoan cọc nhồi...) để gia cố móng hay không? Nếu có thì gia cố ra sao và tốn bao nhiêu tiền? Nếu như thời điểm xây nhà xung quanh càng gần thì càng chính xác, còn nếu đã lâu rồi thì chủ đầu tư cần cập nhật lại giá cả theo thị trường.

2. Lập bản vẽ thiết kế sơ bộ của căn nhà:

    Đây chính là cơ sở quan trọng nhất để có thể ước tính giá thành xây dựng cơ bản cho ngôi nhà. Việc lập bản vẽ thiết kế sơ bộ còn giúp chủ nhà hình dung cơ bản về căn nhà của mình, từ đó có thể dễ dàng điều chỉnh theo sở thích. Bản vẽ thiết kế sơ bộ sẽ gồm có các bản vẽ mặt bằng, mặt cắt và phối cảnh mặt tiền của căn nhà. Chủ đầu tư cần có những liên hệ với các kiến trúc sư để thuận tiện cho quá trình thiết kế ngôi nhà của mình. Như vậy, vừa tiết kiệm công sức, thời gian cũng như chi phí thiết kế.

3. Ước tính chi phí xây dựng dựa trên thiết kế sơ bộ: 

    Dựa vào thiết kế sơ bộ, chủ đầu tư có thể ước tính chi phí xây dựng cơ bản phần thô và nhân công phần hoàn thiện bằng cách :
-    Khảo sát đơn giá xây dựng tring bình chung cho 1 mét vuông sàn xây dựng
-    Phân loại các nhóm diện tích sàn có tính chất giống nhau
-    Áp dụng đơn giá cho từng loại diện tích
-    Thực hiện công tác hợp đồng với bên nhà thầu xây dựng

 4. Ước tính những khoản chi phí cho công tác mua sắm vật tư, thiết bị hoàn thiện: 

      Ở bước này chủ nhà phải xem bản vẽ hoàn chỉnh và liệt kê ra toàn bộ các vật tư hoàn thiện và thiết bị sử dụng cho căn nhà. Việc ước lượng sẽ mang tính tương đối. Để ước lượng chính xác, yêu cầu chủ nhà phải có một bộ bản vẽ được thiết kế hoàn chỉnh. 
      Chủ đầu tư có thể làm các công việc sau để có thể ước lượng được chi phí cho công tác mua sắm vật tư, thiết bị:
-    Liệt kê các loại vật tư, thiết bị sử dụng cho căn nhà
-    Dựa vào bản thiết kế, thống kê số lượng cho từng loại
-    Tham khảo các mẫu mã, đơn giá cho từng loại vật tư
-    Áp đơn giá và số lượng vật tư, thiết bị để có tổng chi phí cho phần này

 5. Dự trù các khoản chi phí để đảm bảo chất lượng: 

     Chi phí đảm bảo chất lượng công trình chính là chi phí thiết kế và chi phí giám sát. Công tác thiết kế giúp chủ nhà có được một căn nhà với bố cục hợp lý về không gian, màu sắc, tối ưu diện tích xây dựng, kết cấu đảm bảo khả năng chịu lực, giảm thiểu các chi phí phát sinh do phải thay đổi trong quá trình thi công.
     Bên cạnh đó, chủ đầu tư nên thuê các đơn vị tư vấn để thực hiện công tác thiết kế, giám sát chất lượng cho căn nhà nhằm giảm thiểu các chi phí sửa chữa sau khi hoàn thành công trình. Người giám sát sẽ giúp chủ đầu tư trong các công việc:
+    Kiểm soát được vật tư và kĩ thuật thi công tại công trường
+    Giám sát thợ thi công đúng và đảm bảo đúng quy trình
+    Tư vấn giám sát công việc ở ngay tại công trường
+    Hỗ trợ công tác nghiêm thu và quản lý chất lượng thi công
+    Duy trì tiến độ thi công

6. Lập hợp đồng chặt chẽ với nhà thầu thi công:

Kinh nghiệm trong quá trình chuẩn bị xây nhà 3

Việc lập hợp đồng chặt chẽ với nhà thầu thi công là vô cùng quan trọng để đảm bảo công trình của không bị phát sinh ngoài ý muốn. Mặc dù việc phát sinh trong công trình xây dựng là không thể tránh khỏi, nhưng chi phí phát sinh của các nhà thầu chụp giựt này thường rất cao bất hợp lý. Ngoài ra, các thầu còn có thể làm khó chủ đầu tư bằng cách thi công chậm tiến độ, hoặc sử dụng các loại vật tư giá rẻ, hoặc sử dụng thợ thuyền có tay nghề kém,... Cho nên việc thỏa thuận một hợp đồng chặt chẽ có thể giúp chủ đầu tư phòng tránh những vấn đề nói trên và ràng buộc chặt chẽ trách nhiệm của nhà thầu đối với công trình. 

     Nếu các bạn có ý định làm nhà, nếu chưa tìm được đơn vị tư vấn thiết kế thì hãy nhấc máy và gọi cho chúng tôi.

Với năng lực và kinh nghiệm hoạt động trong nghề gần 20 năm, đội ngũ Kiến trúc sư, kỹ sư giỏi. Sự tư vấn bố trí phòng ốc, cảnh quan đạt các tiêu chí phong thủy của thầy Huyền không, chúng tôi cam đoan các bạn sẽ hài lòng về mái ấm của mình.


Tel: 0976929896; 0582.816.009
 
Chúng tôi rất hân hạnh được hợp tác cùng bạn !

Bạn đã bao giờ thấy Một bộ Hồ sơ thiết kế Phong thuỷ nhà ở gia đình chưa ? Nếu chưa thì ---> Xem tại đây
thiết kế nhà phong thuỷ

👉 Thầy phong thuỷ sắp xếp hướng bàn làm việc, két bạc, bàn thờ Thần tài Online

👉 Thầy phong thuỷ xem ngày khai trương cửa hàng, văn phòng công ty Online

Một số nội dung có thể ban quan tâm liên quan khác:

0976 92 98 96